Cựu Ước và Tân Ước là gì?

Cùng Vanhoatamlinh.com đi tìm hiểu về Cựu ước và Tân ước. Đây là những khái niệm mà những ai là tín đồ Công Giáo nên quan tâm.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cựu Ước

Cựu Ước là Sách thánh của đạo Do Thái, hầu hết được viết bằng tiêng Hi-bá-lai (tiếng Do Thái cổ), được thành hình trong khoảng năm 1000-100 trước Công Nguyên. Cực Ước được xếp theo bốn loại:

– Sách Luật: gồm 5 cuốn (còn gọi là Ngũ Kinh): Sáng Thế ký (Genesis), Xuất Ai Cập (Exodus), Levi (Leviticus0, Dân số (Number), Ðệ Nhị Luật (Deuteronomy).

– Sách Lịch Sử: gồm 16 cuốn: Gio-suê (Joshuă, Thẩm Phán (Judges), Rút (Ruth), Sa-mu-en 1 và 1 (1Samuel 1, 2Samuel), Các Vua 1 và 2 (King 1,1), Ký Sự 1 và 2 (Chronicles 1,2), Ét-ra, Ne-he-mi (Nehemianh), To-bi-a (Tobit), Ju-dith (Judith), es-tha (Ezra) và Mac-ca-bê-ô 1 và 2 (Maccabes 1,2).

– Sách Giáo Huấn: gồm 7 cuốn: Gióo (Job), Thánh Vịnh (Psalms), Châm Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diệu Ca Hay Dân Ca (Song of Songs), Khôn Ngoan (Wisdom), Huấn Ca (Sirach).

– Sách Tiên Tri: (Ngôn Sứ) gồm 18 cuốn: I-sa-a-a (Isaiah), Giê-sê-mi-a (Jeremianh), Ai-ca (Lamentations), Ba-rúc (Baruch), Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Da-ni-en (Daniel), Ho-se (Hosea), Gio-en (Joel), A-mốt (amos), Áp-di-ca (Obadiah), Gio-na (Jonah), Mi-ka (Micah), Ha-hum (Nahum), Ha-ba-cu (Habakkuk), Xô-phô-ni-a (Zepthaniah), Hac-gai (Haggai), Za-ca-ri-a (Zechariah), Ma-la-ki-a (Malachi).

Thánh Kinh Cựu Ước là một tác phẩm văn chương tuyệt vời. Vì thế, chúng ta cần học hỏi các thể loại văn chương của các sách này. Nhờ đó, chúng ta hiểu rõ hơn nội dung của các bản văn khi đọc Thánh Kinh Cựu Ước.

Các sách Cựu Ước không chỉ là Sách Thánh của Dân Israen, nhưng còn là Sách Thánh của Dân Kitô giáo, bởi vì nó đích thực là sách ghi lời Thiên Chúa, không chỉ bày tỏ cho dân Israen mà còn cho tất cả mọi người. Thánh Phaolô nói: “Mọi lời xưa đã chép trong Thánh Kinh đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta thêm kiên nhẫn và an ủi chúng ta, nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy”. (Rm 15, 4) Vậy, chúng ta hãy yêu mến Thánh Kinh Cựu Ước bởi vì đó là Lời Chúa.

Tân Ước

Tân Ước là một sưu tập những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến.. Ðó là Ðức Giê-su Ki-tô. Ngài đã được gọi là Giao Ước Mới mà Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đã ký kết.

Tân Ước được viết theo thể văn nào?

Tân Ước được viết theo 4 thể văn:

a. Thể tường thuật như bốn Phúc Âm ghi lại cuộc đời Ðức Ki-tô, các lời Ngài giảng dạy cũng như các việc Ngài làm.

b. Thể lịch sử như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi lại những nỗ lực của các tông đồ trong việc mở mang Giáo Hội.

c. Thể thứ tín như các thơ thánh Phao-lô, Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê và Giu-đê viết cho các cộng đoàn để dắt, kiện cường và khuyên bảo dạy dỗ các giáo đoàn.

d. Thể mặc khải của sách Khải Huyền tiên báo những điều sẽ xảy đến trong tương lai.

Tân Ước gồm những sách nào?

Tân Ước gồm tất cả 27 cuốn thứ tự như sau:

a. 4 cuốn Phúc Âm (Mác-cô, Mat-thêu, Lu-ca, và Gio-an).

b. 1 cuốn Tông Ðồ Công Vụ.

c. 14 thơ của Thánh Phao-lô.

d. 7 thư chung của các Thánh: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và Giu-đê.

e. Cuối cùng là sách Khải Huyền của Thánh Gioan

Sự khác biệt của Cựu Ước so với Tân Ước

Dù Kinh Thánh là một quyển sách hợp nhất, nhưng có sự khác nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chúng bổ sung cho nhau bằng nhiều cách. Cựu Ước là nền tảng; Tân Ước được xây dựng trên nền tảng ấy với sự mặc khải nhiều hơn nữa từ Đức Chúa Trời. Cựu Ước thiết lập các nguyên tắc được xem là những lẽ thật được minh họa của Tân Ước. Cựu Ước chứa đựng nhiều lời tiên tri mà về sau đã được ứng nghiệm trong Tân Ước. Cựu Ước cung cấp lịch sử của một dân; Tân Ước thì tập trung vào một Người. Cựu Ước cho thấy cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lỗi (cùng với ân điển thoáng qua của Ngài); Tân Ước cho thấy sự ân điển của Đức Chúa Trời đối với tội nhân (cùng với cơn thịnh nộ thoáng qua của Ngài).

Cựu Ước và Tân Ước là gì?

Cựu Ước tiên đoán một Đấng Mê-si (xem Ê-sai 53), và Tân Ước cho thấy ai là Đấng Mê-si (Giăng 4:25 & 26). Cựu Ước ghi lại việc ban Luật pháp của Đức Chúa Trời, và Tân Ước cho thấy cách Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si đã làm trọn Luật pháp đó (Ma-thi-ơ 5:17; Hê-bơ-rơ 10:9). Trong Cựu Ước, mối liên hệ chính yếu của Đức Chúa Trời là với tuyển dân của Ngài, người Do-thái; còn trong Tân Ước, mối liên hệ chủ yếu của Đức Chúa Trời là với Hội Thánh của Ngài (Ma-thi-ơ 16:18). Phước hạnh vật chất được hứa dưới Giao Uớc Cũ (Phục truyền 29:9) nhường chỗ cho phước hạnh thiêng liêng dưới Giao Uớc Mới (Ê-phê-sô 1: 3).

Mặc dù đề cập một cách chi tiết đến lạ lùng, nhưng những lời tiên tri liên quan đến sự xuất hiện của Đấng Christ trong Cựu Ước cũng mang vẻ mơ hồ song đã được làm sáng tỏ trong Tân Ước. Ví dụ, tiên tri Ê-sai đã nói về sự chết của Đấng Mê-si (Ê-sai 53) và sự thiết lập vương quốc của Đấng Mê-si (Ê-sai 26) là hai sự kiện không có liên quan đến trình tự thời gian – không có gợi ý cho biết rằng sự thống khổ và việc xây dựng vương quốc cách biệt nhau hàng thiên niên kỷ.

Trong Tân Ước, về Đấng Mê-si đã có hai sự hiện đến xảy ra: thứ nhất là việc Ngài chịu khổ và chết (và đã sống lại), và thứ hai là việc Ngài thiết lập vương quốc của Ngài đã trở nên rõ ràng.

Bởi vì sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Thánh Kinh là tiến trình (tiệm tiến) nên Tân Ước mang những nguyên tắc tiêu điểm rõ nét hơn là những gì đã được dẫn luận trong Cựu Ước. Sách Hê-bơ-rơ mô tả Chúa Giê-xu chính là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và sự hi sinh một lần đủ cả của Ngài đã thay thế tất cả những sinh tế trước đó, là điều chỉ đơn giản chỉ về hình bóng mà thôi. Con chiên của Lễ Vượt Qua trong Cựu Ước (E-xơ-ra 6:20) trở thành Chiên Con của Đức Chúa Trời trong Tân Ước (Giăng 1:29). Cựu Ước ban Luật Pháp. Tân Ước cho thấy rõ rằng Luật Pháp mang ý nghĩa bày tỏ cho con người nhu cần của họ về sự cứu rỗi chớ không bao giờ có ý nghĩa đem đến sự cứu rỗi (Rô-ma 3:19).

Cựu Ước cho thấy vườn phước hạnh (Ba-ra-đi) bị mất bởi A-đam; Tân Ước bày tỏ thế nào vườn phước hạnh (thiên đàng) đã được tìm lại qua A-đam thứ hai (Đấng Christ). Cựu Ước tuyên bố rằng con người bởi tội lỗi đã bị ngăn cách với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3), và Tân Ước tuyên bố rằng con người có thể được phục hồi trong mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời (Rô-ma 3 & 6). Cựu Ước dự ngôn về cuộc đời của Đấng Mê-si. Các sách Phúc Âm ghi lại cuộc đời của Chúa Giê-xu, còn các Thư tín thì giải thích về sự sống của Ngài, và làm thế nào để chúng ta đáp ứng tất cả những gì Ngài đã làm.

Tóm lại, Cựu Ước đặt nền tảng cho sự hiện đến của Đấng Mê-si là Đấng sẽ hy sinh chính mình Ngài vì tội lỗi của thế gian (1 Giăng 2:2). Tân Ước ghi lại chức vụ của Chúa Giê-xu và rồi nhìn lại những gì mà Ngài đã làm và cách chúng ta đáp ứng. Cả hai giao ước cùng bày tỏ sự thánh khiết, lòng thương xót, và sự công chính của Đức Chúa Trời là Đấng lên án tội lỗi nhưng muốn cứu tội nhân bởi sự hi sinh chuộc tội. Trong cả hai giao ước, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta và chỉ cho chúng ta thấy cách nào chúng ta đến được với Ngài qua đức tin (Sáng thế ký 15:6; Ê-phê-sô 2:8).

Updated: 13/08/2022 — 2:52 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *