Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

Song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng, người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới – Tàng thinh.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Theo đánh giá của các chuyên gia lịch sử, so với lễ hội tại các quốc gia trên thế giới đây thực sự là lễ hội táo bạo bậc nhất.

Nguồn gốc lễ hội “Của quý” – Tàng thinh

Tàng thinh – tượng trưng cho “của quý” của nam giới tại lễ hội Ná Nhèm (Lạng Sơn) được phục dựng vài năm gần đây và tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Người già ở Trấn Yên cũng không ai biết rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước kia hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, dân làng lại nô nức kéo về đình mở hội. Bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn
Điểm nhấn của lễ hội Ná Nhèm là màn rước tàng thinh – tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

và mặt nguyệt – tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

Theo lời kể của các vị bô lão, xưa có một toán giặc Tấc Tài Ngàn – hay còn gọi là giặc răng đỏ – đến chiếm đóng tại ngôi miếu thờ Thành hoàng Đức Cao Sơn ở sườn đồi Khau Dạ Háy (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Chúng bắt con gái của dân làng lên giặt giũ, nấu ăn, ban đêm thắt miệng túi để chúng ngủ.

Đặc biệt, lũ giặc còn làm một cái trống to, mỗi khi đêm xuống chúng bắt các cô gái dắt dê lên mặt trống để giẫm tạo ra âm thanh dồn dập như xông trận khiến dân làng hoang mang lo sợ. Ban ngày, chúng xuống làng giết người, cướp bóc của cải khiến dân làng căm phẫn.

Để giết giặc, dân làng đã bày mưu để các cô gái buộc miệng túi thật chặt khi giặc ngủ rồi làm ám hiệu để dân làng lên diệt giặc, quăng xuống suối Phai Huấn.

Tuy nhiên, sau khi bọn giặc chết không lâu trong làng xuất hiện dịch bệnh lạ khiến nhiều người và vật nuôi bị chết, hạn hán xảy ra liên miên. Tại gần ngôi miếu Xa Vùn xuất hiện một tổ ong chúa rất lớn, hễ người và gia súc đi qua đều bị ong đốt chết. Thầy mo cho rằng giặc chết vào giờ linh không được cúng tế cho ăn nên chúng quậy phá. Vì vậy thời gian sau, dân làng đã tổ chức lễ hội Ná Nhèm cúng tế Thành hoàng và tục hèm đánh trận mô tả lại quá trình chống giặc của người dân. Trong lễ hội có màn rước sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ để thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, cầu mong cho cuộc sống đầy đủ, ấm no.

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội Ná Nhèm

Tích trò sĩ nông công thương và biểu diễn võ thuật diễn ra suốt quãng đường từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

Các trai tráng thể hiện màn biểu diễn võ tái hiện cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

Nếu “tàng thinh” là linh vật của người đàn ông thì “mặt nguyệt” tượng trưng cho người phụ nữ. Khi 2 linh vật giao hòa tạo sự an bình, sinh sôi trong cuộc sống.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

“Tàng thinh” cùng các lễ vật được rước từ đình làng Mỏ đến miếu Vũ nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh. Mong đức thánh phù hộ cho dân làng một năm nhiều may mắn, bình an mưa thuận gió hoà.

Lễ hội “Của quý” – Tàng thinh ở Lạng Sơn

Updated: 19/02/2022 — 3:36 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *