Phật giáo

Văn Thù Bồ Tát là ai, có vai trò gì trong Phật giáo?

Văn Thù Bồ Tát tên đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài còn có tên gọi khác là Diệu Đức. Diệu Đức có nghĩa là mọi Đức đều tròn đầy.

1161

Văn Thù Bồ Tát tên đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài còn có tên gọi khác là Diệu Đức. Diệu Đức có nghĩa là mọi Đức đều tròn đầy.

Truyền thuyết về Văn Thù Bồ Tát

Tương truyền rằng khi xưa Ngài là người con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng.

Vị thái tử này thường xuyên cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được phong hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa như: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…

Văn Thù Bồ Tát là nam hay nữ

Cũng như Phổ Hiền bồ tát thì Văn Thù Bồ Tát cũng không phân biệt là nam hay nữ. Ngài cũng trải qua hằng hà sa kiếp số mới tu thành chính quả. Cho nên, hiện thân của Văn Thù Bồ Tát trên thế gian không nói rõ được điều này.

Văn Thù Bồ Tát là ai, có vai trò gì trong Phật giáo?

Tuy nhiên, chân thân của mọi vị Phật đều là nam tử, điều này trong kinh đã đề cập tới. Còn tùy mục đích cứu độ của từng vị Phật mà thị hiện của họ khác nhau.

Văn Thù Bồ Tát cưỡi gì?

Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và đứng thị giả bên tay trái của Phật Đức Thích Ca Mâu Ni.

Văn Thù Bồ Tát là ai, có vai trò gì trong Phật giáo?

Hình tượng của ngài tương đối mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình. Ngài dùng trí tuệ của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi chốn bùn nhơ, thống khổ.

Văn Thù Bồ Tát là ai, có vai trò gì trong Phật giáo?

Ý nghĩa của tượng Văn Thù Bồ Tát

Đại Trí Văn thù Sư Lợi Bồ Tát được biết đến là vị đại biểu cho trí tuệ. Ngài có dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Ngài có biểu tượng đặc thù là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Điều này mang hàm ý rằng lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những trói buộc của vô minh phiền não. Đây là những thứ đã cột chặt con người vào với khổ đau, bất hạnh của vòng tròn sinh tử luân hồi. Ngài nguyện làm điều này để đưa con người đến với trí tuệ viên mãn.

Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.

Văn Thù Bồ Tát là ai, có vai trò gì trong Phật giáo?

Diễn giải theo một cách khác, Văn Thù Bồ Tát không phải là người ẩn tu nơi non cao rừng thẳm, hoang sơ cùng cốc, mà là người đã sống chung đụng cùng mọi chúng sanh, trải mình trong bụi trần để cứu độ chúng sinh. Cho nên có lúc họ xuất hiện dưới vai trò của vua, quan, có khi là kẻ tật nguyền nghèo khổ,… Tuy đắm mình trong trần thế đầy dục vọng, Bồ Tát Văn Thù vẫn giữ cho mình lục căn thanh tịnh, dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.

Chiếc giáp Ngài mang trên người là chiếc giáp nhẫn nhục. Nhờ có nó hộ thận nên các mũi tên thị phi không phạm được vào thân Ngài. Cầm chiếc giáp này trên tay, bọn giặc của sân hận oán thù đều thấy Ngài liền khiếp sợ, nó che chở cho ngài giữ vững tâm từ bi của mình, vẹn toàn hạnh nguyện. Hình ảnh này cũng dạy chúng ta nên lấy kham nhẫn làm sức mạnh để nuôi dưỡng tâm từ. Có chịu đựng thứ tha, có thấu hiểu bao dung cho lỗi lầm của người khác thì mới khởi phát và nuôi dưỡng được lòng trắc ẩn trong tâm mình.

Cách thỉnh tượng Văn Thù Bồ Tát

Những ý nghĩa sâu sắc của tượng Văn Thù Bồ Tát nhắc nhớ chúng ta trở thành những người con ưu tú hơn, giác ngộ đạo hạnh hơn. Vậy còn gì bằng mỗi ngày đều được quỳ trước ngài, thắp lên nén nhang thành kính để ngài che chở cho gia đình quý vị bình an, tai qua nạn khỏi, sống vui khỏe mỗi ngày. Hơn nữa, mỗi lần quỳ trước Ngài sẽ nhắc nhớ chúng ta về những đúng sai trong đối nhân xử thế mỗi ngày, dần dần vươn tới giá trị cao nhất của Chân Thiện Mỹ.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2339

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2248

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2160

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm