Công giáo

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

Nhà Thờ Giáo Xứ Bồng Tiên thuộc xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, cách Tòa giám mục Thái bình khoảng 10 km về phía Tây Nam.

817

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên tọa lạc trên trục đường đi chùa Keo, nằm tả ngạn Sông Hồng, trước đây, thuộc tổng Hành Nghĩa, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình.

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

Người dân Giáo xứ Bồng Tiên đón nhận Tin mừng rất sớm, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do các thừa sai từ Cổ Việt đến rao giảng. Năm 1786 đời Lê Mãn Đế, cha Đaminh Phạm Ngọc Quế thành lập họ giáo, khi đó có khoảng 100 nhân danh và lấy nhà ông trùm tiên khởi là ông Giuse Trần Xuân Thuận để làm nơi tụ họp cầu nguyện.

Năm 1892 – 1893, giáo dân trong họ đã đồng lòng xây dựng ngôi Nhà thờ theo kiểu kiến trúc phương Đông, với chiều dài 36m, chiều rộng 12m.

Năm 1918, Đức cha Phêrô Munagorri Trung đã cắt họ Bồng Tiên từ xứ Cổ Việt và các giáo họ khác để thành lập xứ mới lấy tên là Bồng Tiên, nhận Đức Maria Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy.

Đến năm 1990, sau hơn 100 năm, ngôi Nhà thờ cổ kính đã bị xuống cấp và trở nên nhỏ bé so với số giáo dân đã tăng lên gấp nhiều lần. Cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Châu, cha quan xứ khi ấy đã cùng cộng đoàn dân Chúa quyết tâm xây dựng ngôi Thánh đường mới. Ngày 16 tháng 7 năm 1991, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã về giáo xứ dâng lễ đặt viên đá góc tường.

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

Sau một thời gian xây dựng, do yếu tố khách quan nên việc xây dựng Nhà thờ bị đình hoãn. Đến năm 1998, cha xứ Đaminh Phạm Quang Trung cùng với giáo dân tiếp tục xây dựng và hoàn thành ngôi Thánh đường uy nghi như ngày nay với chiều dài 55m, rộng 20m, diện tích sử dụng 1.100m2.

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Tiên ở Vũ Thư, Thái Bình

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm