Chuẩn mực đạo đức là gì? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức

Tìm hiểu về khái niệm chuẩn mực đạo đức là gì, các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức đối và giá trị của đạo đức với xã hội.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chuẩn mực đạo đức – một trong những điều đầu tiên mà con người cần phải tuân theo.

Chuẩn mực đạo đức là gì?

Khái niệm: Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.

Con người xác lập và tạo dựng hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó mà hình thành và xuất hiện trong xã hội hệ thống các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. Chúng tham gia và phát huy tác dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

Có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức dần trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định. Khi đó chúng sẽ bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn tùy theo từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Chuẩn mực đạo đức là gì? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức

Ví dụ: Những phong tục, tập quán đã lạc hậu, lỗi thời, những hủ tục, điều mê tín dị đoạn thì cần phải vận động, tuyên truyền nhằm loại trừ ra khỏi cộng đồng để xây dựng lối sống văn minh, tiến bộ.

Trong thực tế, không phải các chuẩn mực xã hội luôn luôn được tôn trọng, tuân thủ mà còn thường xảy ra các hành vi của cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự tác động của các loại chuẩn mực xã hội. Đó chính là các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức

Thông thường, chuẩn mực xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức: Chuẩn mực xã hội thành văn và chuẩn mực xã hội không thành văn.

Chuẩn mực xã hội thành văn

Là loại chuẩn mực xã hội mà các quy tắc, quy chuẩn của nó được phản ánh, phân loại và ghi chép một cách tương đối cụ thể thành văn bản. Chuẩn mực xã hội thành văn biểu hiện ở 3 dạng cụ thể là chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.

Chuẩn mực xã hội bất thành văn

Là những loại chuẩn mực xã hội không thể hiện dưới dạng hình thức văn bản. Chúng chủ yếu tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của mình bằng con đường giáo dục truyền miệng và được củng cố, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chuẩn mực xã hội bất thành văn được biểu hiện ở 3 dạng cụ thể là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục – tập quán và chuẩn mực thẩm mĩ.

Giá trị đạo đức

Giá trị đạo đức rất phong phú và đa dạng, thường được thể hiện ra trong nền nếp giao tiếp, ứng xử giữa mọi người, trong các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ dân gian, ngày hội cổ truyền, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng hoặc trong sản xuất, sinh hoạt…

Giá trị đạo đức được coi là các phương tiện xã hội hóa các cá nhân, lưu truyền những kinh nghiệm quý báu về văn hóa, lối sống, sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần củng cố khối đoàn kết bên trong cộng đồng xã hội. Khi nghiên cứu những giá trị đạo đức trong xã hội, đòi hỏi mỗi người chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc đối với những giá trị đạo đức qua nhiều khía cạnh.

Những bài học về luân thường đạo lý

Những bài học về luân thường đạo lý có giá trị truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc đã trở thành thuần phong mỹ tục, quy tắc xử sự của cộng đồng thì cần củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò của chúng trong đời sống xã hội.

Những bài học về luân thường đạo lý là hệ thống những quy tắc, yêu cầu về mặt thẩm mỹ đối với hành vi xã hội của con người, tuân theo những quan điểm, quan niệm đang được thừa nhận rộng rãi trong xã hội về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái anh hùng, cái tuyệt vời,… trong các mối quan hệ thẩm mĩ, trong hoạt động sáng tạo văn hóa – nghệ thuật, trong lối sống và sinh hoạt… của con người. Nó được hình thành từ chính những nhu cầu của hệ thống các quan hệ xã hội trong xã hội.

Chuẩn mực đạo đức là gì? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức

Sự xuất hiện, tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của những bài học về luân thường đạo lý trong đời sống xã hội hàng ngày được coi là khách quan và mang tính yếu xã hội.

Bên cạnh đó, những bài học về luân thường đạo lý còn mang tính lợi ích và tính bắt buộc thực hiện, nghĩa là mọi thành viên của cộng đồng xã hội dù muốn hay không đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội.

Phép đối nhân xử thế

Tùy thuộc vào tính chất của từng loại quan hệ giữa con người với nhau, phép đối nhân xử thế quy định cho những thành viên của nó những điều cần phải làm, điều được phép, điều có thể, điều bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội của họ. Qua đó, phép đối nhân xử thế thực hiện chức năng hợp nhất, tập trung ủng hộ các quá trình hoạt động của xã hội như hệ thống các tương tác xã hội giữa các cá nhân và các nhóm xã hội. Phép đối nhân xử thế là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Sự tuân thủ và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của phép đối nhân xử thế trong hành vi xã hội của mỗi người được coi là trách nhiệm, bổ phận, nghĩa vụ của người đó. Nếu đi chệch ra khỏi quỹ đạo chung đó, hành vi của người đó sẽ là bất bình thường, sẽ là lệch lạc, là tội ác… Khi đó, người đó phải bị xã hội lên án, phê phán hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Updated: 27/11/2022 — 10:18 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *