Đời sống

Ca dao, tục ngữ về đạo lý làm người

Những câu ca dao, tục ngữ về đạo lý làm người được đúc kết đề cao các giá trị đạo đức, tôn trọng và yêu thương đồng loại, đóng góp cho cộng đồng.

796

Đạo lý làm người là gì?

Đạo lý làm người là tập hợp các giá trị và quy tắc đạo đức mà con người cần tuân thủ để có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, có đạo đức, và đóng góp tích cực cho xã hội. Đạo lý làm người thường được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc nhân đạo, trung thực, tôn trọng, sự cảm thông và đặt con người lên trên tất cả.

Ca dao, tục ngữ về đạo lý làm người

Các quy tắc đạo đức trong đạo lý làm người thường bao gồm:

  • Tôn trọng nhân phẩm: Kính trọng, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người mà không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, tôn giáo hay giới tính.
  • Trung thực: Luôn nói sự thật và hành động theo đúng giá trị và nguyên tắc mình tin tưởng.
  • Tình yêu thương và sự cảm thông: Có lòng nhân ái, chia sẻ và giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn.
  • Tự trọng và tự giác: Tôn trọng bản thân, giữ cho mình trong sạch và đúng đắn trong mọi hành động.
  • Tôn trọng tự do và đa dạng: Có tư duy và thái độ đồng tình với sự đa dạng của ý kiến, tôn giáo, giới tính và văn hóa.
  • Trách nhiệm và sự công bằng: Tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và đối xử công bằng với mọi người.

Đạo lý làm người là một khái niệm rất quan trọng trong xã hội, giúp con người tìm ra hướng đi đúng đắn, giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc.

Ca dao về đạo lý làm người

Quý chi một nải chuối xanh,
Năm bảy người giành cho mủ dính tay.

Hoài lời nói kẻ vô tri,
Một năm gánh chì, đúc chẳng nên chuông.

Nhịn miệng tiếp khách đường xa,
Cũng bằng gửi của chồng ta ăn đường.

Ai ơi đừng phụ mụt măng,
Mụt măng có nhỏ cũng bằng cây tre.

Chẳng lo chi đó cười đây,
Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.

Gió day thì mặc gió day
Xin cho cây cứng lá dày thì thôi.

Ngán thay sửa dép vườn dưa,
Dù ngay cho mấy cũng ngờ rằng gian.

Được mùa chê gạo vô hơi,
Mất mùa ăn cám trời ơi, hỡi trời.

Canh bầu nấu với cá trê,
Ăn vô cho mát mà mê vợ già.

Làm trai chí ở cho bền,
Đừng lo muộn vợ, chớ phiền muộn con.

Ngựa mạnh chẳng quản đường dài,
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng.

Em ơi, anh dặn em này,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi.

Người khôn ăn miếng thịt gà,
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu.

Người dại ăn trái bồ câu,
Ăn no bĩnh bầu chẳng biết mùi ngon.

Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.

Ai ai gương vỡ khó hàn,
Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm.

Giàu người ta chẳng có tham,
Khó thì ta liệu ta làm ta ăn.

Nghèo thì dễ ở dễ ăn,
Giàu thì cửa ngáng, cửa ngăn khó vào.

Thà rằng ăn bát cơm rau,
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trách người một, trách ta mười,
Bởi ta bạc trước, cho người tệ sau.

Của đời cha mẹ để cho,
Làm không ăn có, của kho cũng rồi.

Muốn no thì phải chăm làm,
Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi.

Ai ơi cứ ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành về sau.

Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo,
Nghèo tiền nghèo bạc chả cho là nghèo.

Khôn ngoan ba chốn bốn bề,
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.

Thế gian họ nói không lầm,
Lụa tuy vóc trắng, vụng cầm cũng đen.

Tranh quyền cướp nước chi đây,
Coi nhau như bát nước đầy là hơn.

Ở đời phải phải phân vân,
Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.

Cá trong lờ đỏ hoe con mắt,
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô.

Tung tăng như cá trong lờ,
Trong ra không được, ngoài ngờ là vui.

Thương thì củ ấu cũng tròn.
Không thương thì quả bồ hòn cũng vuông.

Đò dọc phải tránh đò ngang,
Ngụ cư phải tránh dân làng cho xa.

Muốn máy thì phải có kim,
Muốn hay ắt phải đi tìm người xưa.

Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông.
Thương nhau quả ấu cũng tròn.

Kiến ngãi bất vi vô dõng giả,
Lâm nguy bất cứu mạt anh hùng.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Trách ai đặng cá quên nơm,
Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

Cậy tài, cậy khéo, khoe không,
Đừng có cậy của đa ngôn quá lời.

Của thì mặc của ai ơi,
Đừng có cậy của coi người như rơm.

Con người mất cả lương tâm
Khác nào ác thú, dã cầm rừng hoang.

Con rắn không chân đo năm rừng bảy rú,
Con gà không vú nuôi chín mười con.

Năng mưa thì tốt lúc vườn,
Năng đi năng lại coi thường nhau đi.

Yêu ai mọi việc chẳng nề,
Dù trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.

Tục ngữ về đạo lý làm người

Giấy rách phải giữ lấy lề.

Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.

Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

Ở hiền gặp lành.

Chết giả mới biết dạ anh em.

Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.

Người có lúc vinh, lúc nhục.

Sông có khúc, người có lúc.

Uống nước nhớ nguồn.

Giấy rách phải giữ lề.

Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân.

Hết tiền tài, hết nhân nghĩa.

Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng.

Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người.

Anh hùng đa nạn, hồng nhân đa truân.

Thấy có thóc mới cho vay gạo.

Biết đâu mà há miệng chờ ho.

Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối.

Giận mất khôn, lo mất ngon.

Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm.

Người ngay mắc cạn, kẻ gian vui cười.

Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán.

Lá lành đùm lá rách.

Thương người như thể thương thân.

Chị ngã em nâng.

Kính lão đắc thọ.

Làm việc phi pháp, sự ác đến ngay.

Mưu thâm họa diệt thâm.

Sát nhân, giả tử.

Nọc người bằng mười nọc rắn.

Ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc.

Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.

Ngu si hưởng thái bình.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ.

Khôn sống, mống chết.

Đẹp nết hơn đẹp người.

Sướng một lúc, khổ một đời.

Trách mình trước, trách người sau.

Tốt danh hơn lành áo.

Cái nết đánh chết cái đẹp.

Cười người ba tháng, ai cười ba năm.

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

Một miếng khi đói bằng gói khi no.

Một câu nhịn là chín câu lành.

Ăn coi nồi ngồi coi hướng.

Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.

Đói ăn rau, đau uống thuốc.

Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn.

Ăn theo thuở, ở theo thì.

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Vàng thật không sợ lửa.

Chọn bạn mà chơi.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Tránh voi chẳng xấu mặt nào.

Bỏ thì thương, vương thì tội.

Nồi nào vung nấy.

Tay nhọ thì mặt cũng nhọ.

Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm.

Ở quen thói, nói quen sáo.

Đàn ông nông nổi giếng khơi,
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

Chết đứng hơn sống quỳ.

Voi chẳng đẻ, đẻ thì to.

Nói láo quá, hóa vụng.

Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn.

Ngồi ăn không, núi cũng mòn.

Ăn có chừng, chơi có độ.

Thắng không kiêu, bại không nản.

Có chí thì nên.

Kiến tha lâu đầy tổ.

Cẩn tắc vô ưu.

Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.

Thầy nào tớ ấy.

Đò nào, sào ấy.

Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.

Ngựa quen đường cũ.

Có mới nới cũ.

Chân tốt về hài, tai tốt về hoa.

Người tốt về lụa lúa tốt về phân.

Còn nước còn tát.

Mất của mới lo rào giậu.

Nước đến chân mới nhảy.

Con giun xéo lắm cũng quằn.

Tức nòng súng, súng nổ.

Văn minh, vợ người.

Vô nghệ đi hát, mạt nghệ đi câu.

Xướng ca vô loài.

Chưa học đui, đã đòi bói ra sự thật.

Nghe thầy bói đói rã họng.

Rộng miệng cả tiếng.

To mắt hay nói ngang.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm