Đám cưới chạy tang là gì? Tổ chức cưới chạy tang ra sao?

Cưới chạy tang là gì? Tại sao lại phải cưới chạy tang? Tổ chức cưới chạy tang thời xưa và ngày nay có sự khác biệt ra sao?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Hãy cùng Vanhoatamlinh.com đi tìm hiểu về phong tục đặc biệt này ngay dưới đây.

Nguồn gốc cưới chạy tang

Theo quan niệm từ xa xưa đến nay, khi người mất là ông bà, cha mẹ phải để tang 3 năm hoặc đối với những người thân khác trong gia đình thì cũng phải chờ một khoảng thời gian nhất định mới được tổ chức lễ cưới để tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất.

Khi ông bà, bố mẹ bệnh nặng sắp qua đời luôn mong muốn trước khi chết được chứng kiến con cái thành gia thất, có vợ có chồng. Vậy nên đám cưới của con cháu sẽ được sắp xếp thật nhanh cho bố mẹ ông bà nhìn thấy, mãn nguyện, yên tâm rời cõi đời → Cưới chạy tang.

Cưới chạy tang là gì?

Đó là lễ cưới được thực hiện sớm hơn dự kiến nên được xem là “chạy” vì có đám tang của người thân như ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt vừa qua đời. Đám cưới này nếu hoãn thời gian sẽ tính bằng năm và rất lâu nên người nhà sợ tình cảm phai nhạt, hai người không thể đến với nhau.

Đám cưới chạy tang là gì? Tổ chức cưới chạy tang ra sao?

Một lễ cưới thường đã được dự tính và lên kế hoạch trước ít nhất là 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, gần đến ngày cưới thì gia đình cô dâu hoặc gia đình chú rể lại có người thân đau ốm nặng. Hoặc khi đám cưới đã được chuẩn bị gần xong thì cũng là lúc có người thân vừa qua đời, hoặc đang trong tình trạng nguy kịch, hầu hết các gia đình chọn hình thức cưới chạy tang. Cưới chạy tang thực chất là hình thức cưới tránh tang, tức là tổ chức hoàn tất đám cưới trước khi phát tang.

Tổ chức cưới chạy tang ra sao?

Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng, trừ người thân ruột thịt và những người lân cận vốn được xem như người nhà.

Trong khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng… nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân. Khách, bạn đã mời cũng miễn, sẽ thông cảm sau.

Công việc cưới, gả xong xuôi mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác.

Trong trường hợp ngày vui lại là ngày nhà hàng xóm có đám hiếu thì lễ cưới vẫn có thể tiến hành nhưng hãy hạn chế tối đa sự phô trương trong đám cưới. Không bật nhạc, loa đài ầm ĩ, tránh tình trạng kẻ khóc người cười sẽ gây khó xử cho cả gia đình hai bên và các quan khách đến dự lễ cưới hay phúng viếng đám tang.

Cưới chạy tang thời xưa và thời nay

Thời nay, mọi phong tục so với thời xưa, thời phong kiến đã có nhiều thay đổi. Các luật lệ, phong tục đều được đơn giản hóa, giảm bớt kiêng kỵ và khắc khe so với trước đây. Trường hợp cưới chạy tang cũng đã được thay đổi thoáng hơn như thế.

Trong trường hợp cô dâu chú rể có người thân qua đời thì thời nay họ sẽ xem mức độ người thân đó như thế nào mà quyết định cưới chạy tang ra sau.

Nếu trường hợp người thân bị mất là cô dì, chú bác, hay họ hàng xa thì thông thường đám cưới vẫn được tổ chức bình thường. Tuy nhiên, những người con cháu ruột thịt của người đã mất thường không được mời dự lễ cưới do họ đang để tang. Sau đám cưới, cô dâu chú rể mới đi viếng và thắp hương cho người bà con họ hàng đã mất.

Đám cưới chạy tang là gì? Tổ chức cưới chạy tang ra sao?

Nếu trường hợp người thân bị mất là ông bà hay cha mẹ của cô dâu chú rể thì bắt buộc đám cưới sẽ phải hoãn lại. Người nhà hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc để sắp xếp việc lo đám tang trước, đám cưới sẽ phải dời ngày lại. Sau khi đám tang được tổ chức hoàn tất, và hoàn thành để tang 7 x 7 = 49 ngày thì mới tiến hành xả tang và tổ chức đám cưới.

Nó khác biệt với cưới chạy tang thời xưa là phải tranh thủ cưới ngay, cưới sớm hoặc trì hoãn đám tang để tranh thủ tổ chức đám cưới trước khi làm đám tang cho người đã mất.

Cưới chạy tang có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc vợ chồng?

Chúng ta thường lo lắng khi lễ cưới và cử hành tang lễ gần như xảy ra trong khoảng thời gian quá ngắn có ảnh hưởng tới hôn nhân của cặp đôi. Tâm lý vội vã và thúc em lúc đó khiến các cặp đôi có đôi phần hoang mang vì riêng việc cưới cũng đã tạo ra không ít áp lực cho họ rồi.

Để đảm bảo cho cặp đôi không bị hoãn kế hoạch cưới trọng đại nên hai gia đình bắt buộc phải tổ chức cưới chạy tang là điều dễ hiểu, có thể thông cảm được. Hai người trong cuộc cũng nên hiểu cho hoàn cảnh gia đình của người kia và việc cưới chắc chắn sẽ diễn ra trong năm thì diễn ra sớm sẽ tốt hơn.

Thực tế thì không có gì ảnh hưởng cả, cuộc sống của cặp đôi vì họ có may mắn, viên mãn hay không là một phần nhờ sự cố gắng của cả 2 trong cuộc sống, một phần là phúc ấm tổ tiên để lại và phần nữa là cách sống của bạn đối với mọi người. Việc gia đình có tang sự vào ngày kết hôn là sự trùng hợp khá ít nhưng cũng không hiếm gặp.

Với việc cưới chạy tang, công việc phải chuẩn bị nhanh chóng, gấp rút trong thời gian ngắn. Nếu đã chuẩn bị hoàn toàn xong mọi thủ tục mà người thân mới mất thì công việc cưới vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có trường hợp chuẩn bị cưới mà người thân mất, lúc đó mới dẫn tới xáo trộn cả hai bên gia đình.

Nếu nhà cô dâu và chú rể gần nhau thì công việc sẽ thuận tiện hơn vì người mất cũng không thể để quá lâu mà không phát tang, nếu hai gia đình ở xa cũng khá bất tiện về thời gian đi lại.

Updated: 02/06/2022 — 5:17 chiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *