Tìm hiểu về Kitô giáo (Cơ Đốc giáo)

Kitô giáo là một tôn giáo đã có hơn 2000 năm lịch sử, kể từ lúc ra đời, nó tồn tại song hành và trở thành một phần quan trọng trong lịch sử phương Tây.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Kitô giáo là gì?

Kitô giáo hay Cơ Đốc giáo là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa phương Tây.

Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Cảnh giáo và Chính thống giáo Cổ Đông phương tách khỏi Đại Giáo hội sau Công đồng Ephesus (431) và Công đồng Chalcedon (451). Công giáo Tây phương và Chính thống giáo Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054. Kháng Cách (thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16.

Tìm hiểu về Kitô giáo (Cơ Đốc giáo)

Hiện nay, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới.

Một số thuật ngữ trong Kitô giáo

– Thiên Chúa giáo: tôn giáo chỉ tin vào một Thiên Chúa – Đấng toàn năng tối cao và duy nhất, thường gồm những tôn giáo có chung nguồn gốc từ Abraham – người trực tiếp giao ước với Thiên Chúa, là tôn giáo độc thần (gồm Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và một số tôn giáo nhỏ khác)

– Kitô giáo: Kitô bắt nguồn từ chữ Christ phiên âm ra tiếng Việt, chỉ tôn giáo thờ và theo lời dạy của Chúa Jesus, có 3 nhánh lớn: Công Giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành (Kháng Cách)

– Cơ Đốc giáo: phiên âm từ chữ Hán của Christ

– Công Giáo La Mã: một nhánh của Kitô giáo, cũng là nhánh lớn và lâu đời nhất

– Giáo hội và các tông đồ: Jesus (Giê su), Peter (Phero), Matthew (Ma-thi-ơ), Mark (Mác-cơ), Luke (Lu-ca), John (Gioan, Giăng), Paul (Phaolo), Quan tổng trấn Pilate (Philato)

– Kinh thánh: Gồm Cựu ước và Tân ước

Lịch sử hình thành Kitô giáo

Kitô giáo hình thành ở vùng Cận Đông, nằm trong Đế chế La Mã – một trong những đế chế rộng lớn nhất của lịch sử (bao trùm phân nửa châu Âu, phần lớn vùng Cận Đông và vùng duyên hải phía Bắc châu Phi).

Tìm hiểu về Kitô giáo (Cơ Đốc giáo)

Lịch sử Kitô giáo bắt đầu từ khi Chúa Jesus ra đời vào khoảng năm thứ 6 – 4 TCN tại Bethlehem, vương quốc Judea.

Tìm hiểu về Kitô giáo (Cơ Đốc giáo)

Nền tảng cho Kitô giáo ra đời và phát triển

Địa lý

– Lãnh thổ Đế quốc La Mã rất rộng lớn và tương đối thống nhất về hành chính.

– Giao thông thuận lợi, có xây dựng những con đường lát đá nối liền các vùng trên khắp lãnh thổ (chính sách để có thể điều động quân đội nhanh chóng, “Đường nào cũng về La Mã”)

 thuận lợi cho quá trình truyền giáo của các tông đồ (VD thánh Paul)

Văn hóa, chính trị

– Chúa Jesus, một người Do Thái, chào đời trong một nền văn hóa Trung Đông bị xâm chiếm bởi văn hóa La Mã – Hy Lạp.

– Thời kì Hòa bình La Mã (Pax Romana) tương đối yên bình, không có chiến tranh, xung đột lớn xảy ra.

 Một tôn giáo mới có thể hình thành và được tiếp nhận.

Ngôn ngữ

Khá thống nhất, tiếng Hy Lạp và La Tinh sử dụng rộng rãi.

 Đa số người có thể hiểu được những lời truyền dạy của Jesus.

Niềm tin, tôn giáo

Đa thần giáo (tin vào nhiều vị thần). Thời kì này đa thần giáo đã bắt đầu suy yếu. Mỗi vị thần tuy có quyền năng nhưng có giới hạn nhất định, có những đặc điểm thần thái rất giống con người, đã không còn phù hợp nữa.

Nền tảng Do Thái giáo và Triết học Hy Lạp

+ Ban đầu Kitô chỉ là một nhánh của Do Thái giáo, do Jesus lập ra, dễ được người theo Do Thái giáo đón nhận.

+ Nhiều câu chuyện, hình ảnh của Kitô giáo là lấy từ Do Thái giáo, Kinh thánh có lấy một phần Cựu ước từ Do Thái giáo.

+ Nhờ tính tư duy hệ thống của triết học Hy Lạp mà Jesus xây dựng được cả một ý thức hệ, sống động.

+  Kitô hữu có nhiều người sử dụng nền tảng triết học để nghiên cứu, lý giải lời giảng của Jesus và Kinh thánh, xây dựng thành Thần học  (Justin Martyr, Clement of Alexandria, Augustine, Thomas Aquinos)

+ Triết học Hy Lạp cũng là nền tảng để người dân có thể hiểu và chấp nhận được những lời giảng dạy của Jesus, về một Thiên Chúa quyền năng duy nhất (khó hình dung hơn so với đa thần giáo), về hệ thống tư tưởng đạo đức giáo lý.

Cộng đồng Do Thái giáo

+ Do Thái giáo là đạo của dân tộc Do Thái, Cựu ước là giao ước của Thiên Chúa đối với riêng người dân Do Thái. Tuy nhiên, có những người không thuộc dân tộc Do Thái nhưng muốn theo đạo thờ một Thiên Chúa, làm theo kinh Torah à mâu thuẫn.

 Mong muốn có những giáo lý mới phù hợp, giải quyết nhu cầu và quyền lợi của họ.

+ Dân tộc Do Thái thường xuyên bị lưu đày làm nô lệ, áp bức, sống dưới sự cai trị của Đế chế La Mã, tuy vào thời Jesus họ vẫn cố kiềm chế không có phản ứng công khai nào, nhưng họ luôn kì vọng vào sự xuất hiện của một vị Cứu tinh, hậu duệ của vua David như lời tiên đoán trong kinh Cựu ước, giải phóng họ khỏi sự thống trị của La Mã, mong muốn có một đấng tối cao có thể thay đổi và giải quyết mâu thuẫn này.

+ Vùng đất mà Jesus sinh sống và đi rao giảng đều là những nơi nông dân nghèo sinh sống, kinh tế thương mại không mấy phát triển, đời sống khó khăn, luôn lo sợ bị bức hại à nhu cầu được che chở, dễ tin và đi theo điều mới.

 Điều kiện thuận lợi để tôn giáo mới ra đời và đó chính là Kitô giáo.

Sự kiện chính trị Kitô giáo

+ Khi mới ra đời, Kitô giáo chỉ là một nhánh của Do Thái giáo, không bị chính quyền La Mã ngăn cấm. Dần dần, giáo lý Kitô giáo có nhiều khác biệt, lượng tín đồ tăng lên, những người Do Thái giáo vừa ganh ghét vừa sợ hãi, tìm cách hãm hại (phái Pharisee với Jesus). Chính quyền La Mã bức hại ngày càng nghiêm trọng, thậm chí người Kitô giáo phải xuống dưới lòng đất sinh sống.

+ Năm 312, Hoàng đế Constantine nhận được điềm báo Thập tự giá, rồi chiến thắng Maxentius ở trận Cầu Milvian, thâu tóm quyền lực Đông và Tây. Năm 313, ông ra chỉ dụ Milano cho phép người Kitô giáo được tự do hành đạo.

+ Năm 380, Theodosius I chính thức công nhận Kitô giáo là quốc giáo của đế chế La Mã.

⇒ La Mã là đế chế hùng mạnh rộng lớn, việc một tôn giáo trở thành quốc giáo làm lượng tín đồ tăng lên rất đáng kể.

Updated: 08/03/2022 — 10:10 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *