Đền Trần Thương ở Hà Nam thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Đền Trần Thương là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thờ vọng Vương Phụ, Vương Mẫu của ngài.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là vị quốc công tiết chế tài giỏi và nổi tiếng nhất sử Việt. Không chỉ thế ngài còn là vị anh hùng dân tộc được nhân dân phong thánh vì 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông, bảo vệ bình yên cho tổ quốc. Ngoài ra, ngài còn là tác giả của ba bộ binh thư mà nổi tiếng đó là tác phẩm “Hịch tướng sĩ” còn được lưu truyền đến ngày nay.

Trong tín ngưỡng thờ Công Đồng Trần Triều, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là Đức Thánh Trần đứng hàng vị cao nhất. Hầu hết các đền phủ đều có ban thờ vọng Đức Thánh Trần.

Đền Trần Thương ở đâu?

Đền Trần Thương nằm tại địa phận thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Đền Trần Thương ở Hà Nam thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Để đi đến đền từ Hà Nội, bạn có thể đi bằng phương tiện xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

– Nếu đi bằng xe khách, bạn đến bến xe Giáp Bát, bắt xe đi Lý Nhân, Hà Nam. Tại Lý Nhân, bắt xe ôm đến đền. Quãng đường khoảng hơn 2km
– Nếu đi bằng xe ô tô – quãng đường di chuyển là 78km – 1h28p – qua ĐCT Hà Nội Ninh Bình – có trạm thu phí: Từ Hà Nội bạn đi đường cao tốc Hà Nội Ninh Bình – Tại nút giao Liêm Tuyền, đi bên phải theo biển báo Phủ Lý/Nam Định/Thái Bình – đi thẳng tới đền Trần Thương.

– Nếu đi xe máy – quãng đường 76,9 km – 1h56p – qua QL1A: từ Hà Nội bạn đi dọc quốc lộ 1A – rẽ phải tại Tiệm Điện Mạnh Huân và Đường Tránh Hòa Mạc – đi tới Phương Chiểu – tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 3 – rẽ phải tại Garage Quang Trung – đền Trần Thương.

Kiến trúc di tích đền Trần Thương

Đền Trần Thương được xây dựng vào thời Hậu Lê cách ngày nay hàng trăm năm lưu giữ rất nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo. Đặc sắc nhất là những họa tiết chạm khắc công phu thể hiện nhiều kỹ thuật cổ xưa như kênh bong, chạm chìm, chạm nổi, kỹ thuật bào trơn, đóng bén, cách xử lý các vật liệu gỗ,… có giá trị cao đối với công việc khảo cứu của các nhà khảo cổ. Không chỉ vậy, xung quanh đền còn chứa rất nhiều mảnh gốm sứ, vũ khí có niên đại từ thời nhà Trần vô cùng quý giá.

Đền Trần Thương ở Hà Nam thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Về các công trình kiến trúc, đền Trần Thương được xây dựng trên một khu đất rộng ngăn cách với khu vực dân cư xung quanh bởi hệ thống ao hồ và tường gạch bao. Đền gồm tập hợp các công trình nổi bật như nghi môn ngoại, đường chính đạo, nghi môn nội, sân, đền chính, nhà mẫu, giếng nước.

Nghi môn ngoại tức cổng vào đền, được xây dựng theo kiểu tam quan với kiến trúc 3 tầng mái, cửa cuốn vòm. Cổng lớn ở giữa có lối đi lát đá dẫn bước vào đền chính. Hai bên lối đi này được trồng một hàng cây cổ thụ dài thể hiện sự bề thế cho ngôi đền thiêng. Đi hết lối đi chính là nghi môn nội tức là cổng trong. Cổng này được làm tương tự như cổng ngoại môn bên ngoài nhưng nhỏ hơn.

Đi qua nghi môn nội là tiến bước vào đền chính. Đền được xây theo hình chữ Quốc nên trông vuông vắn, uy nghiêm. Bên trong, đền được ngăn thành 3 cung gồm cung Đệ Tam, cung Đệ Nhị và cung Đệ Nhất. Cung Đệ Tam có đặt ban thờ Ban Công Đồng và quan Ngũ Hổ được xây theo lối chồng rường hai đầu xây bít đốc dật cấp. Cung Đệ Nhị gồm 5 gian, lát bậc cao hơn cung Đệ Tam. Cuối cùng là cung Đệ Nhất được xây bằng gạch trát vữa theo kiểu dạng cuốn vòm với mái hai tầng lợp ngói vảy cá. Cung Đệ Nhất có đặt tượng thờ Đức Thánh Trần, hai bên trái phải đặt tượng Đức Vương Phụ và Đức Vương Mẫu.

Đền Trần Thương ở Hà Nam thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Tại vị trí giao giữa cung Đệ Tam và Đệ Nhất có một miệng giếng gọi là Giếng Hồ Khẩu. Giếng thông thiên không có mái che sâu 2,9m. Thành giếng được xây bằng gạch chỉ. Ngoài ra, xung quanh đền có 4 miệng giếng khác. Trong đó, 2 giếng nằm ở trước cửa đền là giếng Vú, bên đông và tây của đền cũng có 2 miệng giếng nữa gọi là tai. Kết hợp với cấu trúc đường dẫn, tổng thể tạo nên thế đất thiêng “ngũ mã thất tinh” hay ‘hình nhân bát tướng” vô cùng đặc sắc.

Ngoài sự đặc sắc về kiến trúc, đền Trần Thương còn nổi tiếng với rất nhiều di vật cổ quý giá như các ngai thờ, bệ thờ, khám thờ, tranh tự, câu đối, lục bình, đỉnh hương, nhang án, … cùng 38 đạo sắc phong khác.

Đi lễ đền Trần Thương Hà Nam

Đền Trần Thương Hà Nam là ngôi đền linh thiêng được nhân dân khắp vùng vô cùng tín thờ. Người ta tin rằng khi cầu công danh tại đền Trần Thương sẽ được ứng nghiệm, như ý. Do đó, cứ vào dịp đầu năm hay mùa lễ hội của đền, nhân dân lại mang lễ vật tụ hội về đền dâng Đức Thánh Trần linh thiêng mong ngài phù hộ cho bản thân và gia quyến.

Một mâm lễ đền Trần Thương Hà Nam bao gồm các thức lễ một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Đền Trần Thương ở Hà Nam thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Ngoài những lễ vật này, nhiều con hương, đệ tử thành tâm thường muốn dâng tiến một lễ vật đẹp, sang, mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài. Oản Tài Lộc chính là thức lễ phù hợp nhất. Oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.

Lễ phát lương đền Trần Thương

Khai hội đền Trần Thương là vào rằm tháng Giêng, mở đầu là lễ phát lương vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 âm lịch. Lễ phát lương là một trong những nghi lễ lớn nhất và quan trọng nhất thuộc khuôn khổ lễ hội đền Trần Thương Hà Nam. Lễ phát lương được tổ chức để tưởng nhớ công lao của vị Anh hùng dân tộc, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương và tái hiện lịch sử cảnh “phát quân lương” khao quân của quân đội nhà Trần khi thắng giặc Nguyên mong. Cùng với đó, đây cũng là dịp cầu khấn cho quốc thái dân an, ban lộc, ban tài tới mọi con hương, đệ tử.

Đền Trần Thương ở Hà Nam thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Theo đó, vào ngày tổ chức lễ phát lương, sau khi hoàn thành phần rước kiệu ấn, dâng hương, cúng lễ tại đền, các vị cao niên sẽ mở cửa phát “lương thảo” cho dân chúng vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15. Túi lương thảo gồm thẻ, ấn cùng hạt ngô đỏ, đậu tương và hạt thóc nếp cái hoa vàng tượng trưng cho tài lộc, phúc lộc dồi dào. Người ta quan niệm rằng khi nhận được được túi lương thảo này thì người ta sẽ có tài, có lộc trong năm mới, làm ăn thuận lợi công danh thăng tiến. Bởi vậy, cứ đến ngày lễ phát lương là đệ tử, con hương tại khắp các tỉnh thành tụ hội về chật kín sân đền.

Sau khi hoàn thành lễ phát lương, vào sáng ngày 15, các cụ cao niên trong đền cùng nhân dân tổ chức lễ rước nước tượng trưng cho việc giữ vận nước may mắn cho đời sau. Kết thúc phần lễ là các hoạt động đặc sắc của phần hội với hội thi bơi chải trên sông cùng chương trình “diễn xướng Thanh đồng” thu hút sự đông đảo tham gia của nhiều “cơ cánh” đến từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng tạo nên mùa lễ hội vô cùng đặc sắc.

Updated: 16/02/2022 — 9:30 sáng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *