Văn khấn lễ Tế Ngu

Văn khấn Lễ Tế Ngu được đọc sau khi người chết được ba ngày hoặc sau ba ngày chôn cất xong người chết.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Theo tục xưa: Ngày đầu là Sơ Ngu, ngày thứ hai là Tái Ngu, ngày thứ ba là Tam Ngu.

Lễ Tế Ngu là gì?

Chữ “ngu” ở đây có nghĩa là yên vui. Có ba lần tế ngu để an thần người chết. Đó chính là:

– Ngày an táng, lễ lần đầu gọi là sơ ngu, tổ chức ngay sau khi đưa đám trở về.

– Qua ngày hôm sau, tế thêm một lần nữa, gọi là tái ngu.

– Đến ngày thứ ba, tế thêm lần nữa gọi là tam ngu.

Lễ tế ngu nhằm làm cho vong hồn người quá cố được yên nghỉ nơi suối vàng.

Văn khấn lễ Tế Ngu

Tế ngu phức tạp hơn tế thần. Chủ tế phải là con trưởng hay cháu đích tôn, đứng hàng đầu, làm theo hướng dẫn của tướng lễ đi bên cạnh. Tất cả con cháu của người khuất đến để xếp hai hàng hai bên, nam tả nữ hữu, con dâu, con gái và cháu gái ngồi xếp gối dưới đất (không trải chiếu). Dâu trưởng, ngồi hàng đầu. Ban tư văn cử người có giọng tốt đọc văn tế.

Ngoài 13 lần tế ngu, hàng ngày đến bữa ăn, con cháu cũng làm lễ cúng cơm dâng người chết.

Đặc biệt trước khi lễ sơ ngu, con cháu phải vào tế tổ để yết cáo tổ tiên. Đây là một thủ tục gia phong với ngụ ý “đi có thưa, về có trình”.

Văn khấn lễ Tế Ngu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Này nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của:Hiển……………..chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng.

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc vụ nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu, khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay, tình hiếu đễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm. áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết, đủ lễ báo đền

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh, được về yên thỏa

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Kính cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Updated: 15/04/2022 — 2:04 chiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *