Văn hóa tâm linh

Phù Châu miếu (Miếu Nổi) ở Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Miếu Nổi Gò Vấp hay Phù Châu miếu có địa chỉ tại 173/36/7B11 đường Dương Quảng Hàm, Phường 5, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

698

Miếu Nổi Gò Vấp được xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời vua Gia Long, là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo bậc nhất Sài Gòn hiện nay. Ngôi miếu được xây dựng trên một cồn cát nhỏ của sông Vàm Thuật nên được gọi là Miếu Nổi.

Sự tích miếu nổi ở Gò Vấp

Sự tích miếu nổi ở Gò Vấp đã có từ khoảng thế kỷ thứ XVIII. Tương truyền, ngày trước có một người đàn ông làng chài đã vớt phải một xác người phụ nữ ở khúc sông này. Ông đã mang chôn ở cù lao và lập một ngôi miếu nhỏ để thờ oan hồn. Ban đầu, ngôi miếu khá đơn sơ, chỉ được dựng bằng tre để cầu bình an mỗi khi ra biển đánh bắt. Một thời gian sau đó, miếu Phù Châu bị bỏ hoang.

Tới năm 1992, một người dân đã đứng ra cải tạo và tu sửa miếu để thờ Ngũ Hành, Long Mẫu. Sau nhiều lần trùng tu, ngày nay Miếu Nổi Gò Vấp đã khang trang hơn, sở hữu nét kiến trúc vô cùng độc đáo, trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Sài Gòn.

Tổng quan kiến trúc miếu Nổi Gò Vấp

Miếu Nổi Gò Vấp tọa lạc trên một cù lao có diện tích hơn 2500m2, khung cảnh bốn bề là sông nước. Phía bờ Tây của miếu là một khu dân cư khá đông đúc và sầm uất, có địa chỉ thuộc phường 5, quận Gò Vấp. Bờ Đông hiện nay là một vùng chuyên canh ở phường An Phú Đông, quận 12. Xung quanh nơi đây vẫn giữ được một phần nét miệt vườn, trù phú của vùng đất Gia Định ngày trước.

Phù Châu miếu (Miếu Nổi) ở Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích miếu khoảng 500m2 và bao trùm một cù lao nhỏ trên sông Vàm Thuật. Địa hình xung quanh cồn cát có nhiều đá xanh lồi lõm. Đôi bên bờ là những khu dân cư ồn ào, náo nhiệt nhưng ngôi miếu này lại sở hữu một vẻ đẹp riêng, rất yên bình và tĩnh lặng.

Mặt tiền của Miếu Nổi quận Gò Vấp được cất theo kiểu chữ tam, với tổng thể gồm 3 tòa nhà nối tiếp nhau có lợp mái âm dương, tráng men xanh ngọc. Trên mái của mỗi ngôi nhà đều có những hình rồng chầu, được điêu khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế. Phía trên 4 đầu đao đều có gắn hình tượng Long – Ly – Quy – Phụng với các họa tiết thiên nhiên, sông nước độc đáo. Các bức tượng ở phía trong khuôn viên miếu đều được sơn màu hồng đậm, cửa sơn màu đỏ.

Phù Châu miếu (Miếu Nổi) ở Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Từng ngôi nhà ở Miếu Nổi Gò Vấp được trang trí khá ấn tượng, đắp nổi hình rồng, phượng và cẩn sứ. Các mái vòm cũng được ghép hình tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hai bên tường rào miếu được điêu khắc các hình tượng tín ngưỡng xưa.

Đặc biệt, ở khuôn viên miếu còn có một cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi. Cây có lá to, vươn rộng, ngả bóng xuống sân, tạo một khu vực mát mẻ để người dân ghé thăm có thể nghỉ ngơi.

Phía bên ngoài miếu có thờ ông Hổ – đây là một Vật linh giáo do người Hoa mang từ quê nhà tới đây. Cùng với đó, phía bên trong miếu còn đặt một bệ thờ với năm tượng hổ ở tư thế chồm.

Miếu Nổi Gò Vấp thờ ai?

– Tiền điện: ở trung tâm thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước tiền điện có tượng Quan Âm Chuẩn Đề tọa trên đài sen, tay cầm pháp khí. Dọc hai bên tường là những bức phù điêu Thập Bát La Hán.

– Trung điện: ở chính giữa thờ tượng Tề Thiên Đại Thánh với xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm lọng theo chủ đề tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc “Thánh Gia bảo điện”.

– Chính điện: ở chính giữa là thờ tượng Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong chính điện có đặt năm lọ tượng gỗ thờ các mệnh Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc. Trước điện có bàn hương án thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Di chuyển về phía bên phải, ta có thể thấy đền thờ Quan Công và Bao Công. Đối diện là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp với phần tường trang trí hình tùng hạc và Phật Di Lặc.

Phù Châu miếu (Miếu Nổi) ở Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Những hoạt động đặc sắc tại Miếu Nổi Gò Vấp

Trước đây, ở miếu sẽ thường xuyên tổ chức các lễ hội vào mùng một, ngày rằm, ngày vía Thần tài. Tuy nhiên, các lễ hội đó ngày nay đã được lược giản một phần và chỉ tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng Hai và tháng Bảy.

Phù Châu miếu (Miếu Nổi) ở Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều người dân, khách du lịch đã mang theo dừa, trầu cau và hoa cúc đến Miếu Nổi Gò Vấp cầu duyên, cầu tài lộc. Những ngày đầu năm, người dân ở đây sẽ mang nhang vòng, lễ chay để cầu bình an, tiền tài, may mắn và xem bói ở Miếu Nổi Gò Vấp. Đồng thời, vào cuối năm họ cũng trở lại để trả lễ và thông báo công việc trong một năm của mình. Tại miếu còn có hoạt động phóng sinh cá, chim, rùa,… sau khi dâng lễ.

Thời gian miếu Nổi Gò Vấp mở và đóng cửa

Miếu Nổi Gò Vấp mở cửa hàng ngày vào 8 giờ sáng và đóng cửa vào 6 giờ tối. Đặc biệt vào các dịp Tết Nguyên Đán, rằm tháng Bảy, mùng 1,… Miếu Nổi Gò Vấp sẽ mở mở đến khoảng 8 giờ tối.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm