Phật Di Lặc là ai, có thật không, ra đời khi nào?

Phật Di Lặc là một trong 3 vị Tam Thế Phật trong Phật giáo. Ngài là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Truyền thuyết về Phật Di Lặc

Theo Kinh Phật giáo, vị Di Lặc sẽ xuất hiện trên Trái Đất để cứu thế, độ nhân loại. Vị Phật Di Lặc xuất hiện khi giác ngộ hết hoàn toàn giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh chứng ngộ thành Phật. Phật Di lặc là vị Phật kế tiếp sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Di Lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên.

Phật Di Lặc là ai, có thật không, ra đời khi nào?

Phật Di Lặc xuất hiện khi nào?

Truyền thuyết về Phật Di Lặc còn được tìm thấy trong tài liệu kinh điển của Phật giá như: Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cương thừa. Phật Di Lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh như những vị Phật trong lịch sử. Năm Đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Phật Di Lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (Ngũ trí). Phật Di Lặc cũng được xem là người sáng lập nên hệ phái Duy Thức của Đại Thừa.

Nguồn gốc của Phật Di Lặc

Phật Di Lặc trong tiếng Phạn có tên là: Metteyya, Maitreya (Sanskrit), Jhampa (Tây Tạng), Milo (Nhật Bản), Từ Thị (Trung Quốc) có nghĩa là Đấng Từ bi, Người có lòng từ, mang chủng tính từ bi. Theo Đại Nhật kinh sớ, Từ Thị có nghĩa là chủng tính từ bi. Lòng từ bi này sinh ra từ chủng tính Như Lai hay Phật tính. Ấn Độ là nguồn gốc của Phật giáo nên tên các vị Bồ Tát của Phật giáo thường được xuất phát từ đây. Vì thế, chúng ta phải hiểu nguồn gốc tên Di Lặc của Ngài chỉ là một thói quen phát âm của dân tộc Việt Nam chúng ta. Trong Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc chính là A-dật-đa (tiếng Phạn: Ajita, Hán dịch là Vô Thắng, Vô Năng Thắng hoặc Vô Tam Độc). Ngài là một vị đệ tử của Phật Thích ca. Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A-hàm, Kinh Xuất Diệu và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di-lặc và A-dật-đa là hai nhân vật khác nhau.

Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích về tên của Ngài:

Trong Kinh Từ Thị Bồ-tát Hạ Sanh có kể lại rằng: Thuở xưa, Đức Phật cùng các vị Tỳ Kheo bàn luận nói về sự xuất hiện của vị bồ tát vị lai này Đức Phật có nói rằng: vào thời ấy, vua Loa có một vị đại thần tên là Thiện Tịnh. Vị hiền thê của đại thần Thiện Tịnh thuở đó tên là Tịnh Diệu. Lúc bấy giờ ở trời Hỷ Túc, khi quán thấy cha mẹ mình không già và cũng không trẻ, Từ Thị Bồ tát giáng thần vào thai mẹ, rồi từ hông bên phải hạ sanh. Đây cũng y như Đức Phật đã sanh ra từ hông bên phải Từ Thị Bồ-tát cũng lại như thế. Lúc ấy đại thần Thiện Tịnh liền đặt tên cho con là Từ Thị. Từ Thị Bồ-tát có thân màu hoàng kim với 32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp dùng để trang nghiêm nơi thân.Vào thời ấy, tuổi thọ của loài người rất dài, không có các hoạn nạn và đều sống đến 84.000 năm. Khi người nữ được 500 tuổi thì họ mới xuất giá. Lúc bấy giờ, Từ Thị Bồ-tát sống tại gia khoảng một thời gian không lâu thì sẽ xuất gia học Đạo. Nên tên Từ Thị bắt nguồn từ đây.

Tiếp theo là tên Vô Năng Thắng của Ngài. Theo định nghĩa của tiếng Hán có nghĩa là không thể hơn được. Vì Ngài là bậc tu pháp môn Lục Độ Ba-La-Mật tới bờ bỉ ngạn và không ai có thể thắng hơn được Ngài. Do đó mà mọi người gọi Ngài là Vô Năng Thắng. Định nghĩa Lục Độ Ba-La-Mật: Lục Độ Ba-La-Mật là 6 phương tiện để người từ bờ mê qua bờ giác. Đây là pháp tu của bậc Bồ Tát. Nhưng Bồ Tát không hề an vị tại bờ giác vì mục đích tu hành của Bồ Tát không chỉ nằm ở việc hoàn thiện mình mà chính là cứu độ chúng sanh.

Phật Di Lặc là ai, có thật không, ra đời khi nào?-1

Nguồn gốc Phật Di Lặc

Theo truyền thuyết khác khi Đức Phật còn tại thế thì Phật Di Lặc là một người được sinh ra như đã nói ở trên. Sau khi gặp Phật, Ngài xuất gia và tu theo hạnh Bồ Tát, truyền thuyết về Phật Di Lặc được rất nhiều kinh nhắc tới, Đức Phật có dạy rằng: Sau này ở cõi ta-bà mọi người trở nên rất độc ác và họ bỏ qua mười nghiệp thiện và chỉ làm mười nghiệp ác. Đức Phật có dạy rằng: Sau này ở cõi ta-bà mọi người trở nên rất độc ác và họ bỏ qua mười nghiệp thiện và chỉ làm mười nghiệp ác. Cho nên tuổi thọ của con người giảm dần chỉ còn 10 tuổi (hiện nay tuổi thọ con người được coi là 100 tuổi). Khi đó nạn đao binh, chết chóc, báo ứng nên họ hàng của họ, họ mới nhớ đến 10 nghiệp thiện và tu nghiệp, họ phải tu đến 80,000 tuổi thọ thì Phật Di Lăc sẽ hạ sanh dưới cây Long Hoa.

Ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc

Trong Phật giáo, nụ cười của Đức Thích Ca được gọi là nụ cười an lạc, nụ cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ. Nếu trong cuộc sống chúng ta luôn trao đổi với nhau bằng nụ cười vô nhiễm thì đời sống này sẽ an lạc biết bao.

Tướng mạo tượng Phật Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ.

Phật Di Lặc là ai, có thật không, ra đời khi nào?-2

Hình ảnh Phật Di Lặc

Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến. Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng.

Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.

Phật Di Lặc có phải Thần Tài không?

Hình tượng Đức Phật Di Lặc được dựa theo một truyền thuyết của Trung Hoa. Thời Ngũ Đại Thập Quốc(907-960), có một vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải. Đi đến đâu Ngài cũng xin, người ta cho cái gì thì bỏ vào túi vải. Sau đó, Ngài lại cho hết những đứa trẻ trên đường. Người ta gọi ngài là “Bố Đại Hòa Thượng” nghĩa là vị hòa thượng đeo túi vải. Dù có người mắng chửi, thậm chí còn nhổ nước miếng lên mặt nhưng Ngài vẫn bình thản, vui cười.

Sau dần, người ta lấy hình tượng bụng phệ, tai to, mặt lớn, miệng lúc nào cũng cười, thần thái lúc nào cũng tự tại, an vui của Bố Đại Hòa Thượng làm hình tượng của Phật Di Lặc.

Không biết từ khi nào, người ta đồng hóa Đức Phật Di Lặc với Thần Tài, qua các hình vẽ hay tượng Phật, xuất hiện thỏi vàng trên tay. Mặc dù, hình tượng này sẽ làm giảm mất tính cao quý của đức Phật, vì Ngài là người không còn tham đắm một thứ gì. Tuy nhiên, chính vì vậy mà hình tượng của Phật Di Lặc được phổ biến rộng rãi trong quần chúng chứ không gói gọn, giới hạn trong khuôn viên chùa chiền.

Thờ tượng Phật Di Lặc trong nhà

Chúng ta học theo gương Đức Di Lặc, xả tất cả cái chấp ngã, chấp pháp. Ngã pháp đã xả thì lục tặc có phá phách đến đâu cũng không làm não loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành quyến thuộc công đức. Lúc chúng ta giác ngộ, sáu cơ quan ấy trở thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông).

Biết như vậy chúng ta tập sống hỷ xả không cố chấp. Tất cả đều hỷ xả thì lòng chúng ta nhẹ nhàng như quả bóng bay vào hư không, trí tuệ vô nhiễm phát sanh, tâm luôn an lạc vui vẻ hồn nhiên như tâm một đồng tử chưa vướng bụi trần. Được thế, còn gì làm ta đau khổ, như trời cao biển sâu, không còn bực bội, đắm mê, tâm linh được rỗng rang tỏ ngộ mặc tình thuyền bè xuôi ngược không lưu lại dấu vết!

Thờ tượng đức Di Lặc hay lễ bái ngài, chúng ta phải nhớ hạnh hỷ xả là pháp tu chánh yếu để giải thoát mọi khổ đau. Có hạnh hỷ xả là có giải thoát, có an vui. Hỷ xả là thần dược trị lành mọi bệnh chấp trước của chúng sanh. Nụ cười của đức Di Lặc là nụ cười muôn thuở, không bao giờ biến đổi.

Ngày vía Phật Di Lặc

Chúng ta đừng nghĩ rằng phải đợi có ngày sanh ngày tịch mới gọi là ngày vía. Đây là ý nghĩa thâm sâu trong nhà Thiền. Các Tổ đã khéo léo chọn ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di Lặc. Chúng ta lạy Ngài với câu: Long Hoa Giáo Chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. Chư Tổ thấy thế gian xem ngày mùng một Tết là ngày định đoạt của suốt một năm. Ngày này mọi người dè dặt từng lời nói, dè dặt từng hành động, dè dặt từng tên người đến thăm mình, dè dặt đủ thứ chuyện. Như vậy ngày mùng một Tết là ngày đầy đủ ý nghĩa của tương lai mình. Trong nhà chùa ngày mùng một Tết có ý nghĩa gì? Các Tổ lấy ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di Lặc cũng là ngày tương lai rực rỡ, ngày tương lai sẽ thành Phật. Sáng mồng một chúng ta lạy Phật, lạy vía đức Di Lặc, là đặt hết cả niềm hy vọng vào tương lai, hy vọng chúng ta sẽ thành Phật. Không hy vọng giàu có sang trọng gì mà chỉ hy vọng sẽ thành Phật. Đó là ý nghĩa sâu đậm nhất của ngày mùng một Tết để chúng ta lễ đức Phật Di Lặc.

Ý nghĩa thứ hai là hình ảnh vui cười của đức Di Lặc. Đó là hình ảnh hạnh phúc. Vì vậy có chỗ thay vì để danh từ Di Lặc lại để một con người hạnh phúc.

1 Comment

Add a Comment
  1. Tay gậy tay bị tung hoành khắp nơi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *