Văn hóa tâm linh

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

Lễ hội Nguyễn Trung Trực (Lễ hội đình ông Nguyễn) là sự kiện văn hóa nhằm bày tỏ lòng thành của bà con miền Tây đối với vị anh hùng dân tộc.

746

Không khí nô nức, nhộn nhịp của lễ hội cùng vô số hoạt động đặc sắc nơi đây sẽ mang đến bạn những phút giây khám phá và du lịch Kiên Giang khó quên.

Đình ông Nguyễn Trung Trực ở đâu Kiên Giang?

Đình ông Nguyễn Trung Trực hay Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở phía Tây trung tâm thành phố Rạch Giá, là ngôi đình thờ Nguyễn Trung Trực sớm nhất và lớn nhất trong số chín ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hiện đình ông Nguyễn nằm ở số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Cụ, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm cho Cụ. Qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã khang trang hơn. Đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử – văn hóa.

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

Nguyễn Trung Trực là ai?

Nguyễn Trung Trực (1838–1868) là vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ Việt Nam. có câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, tên tuổi ông là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam bộ.

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16-6-1868.

Với trận Nhựt Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được đồn trung tâm tỉnh lỵ sau tháng 8.1867 khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.

Kiến trúc đình ông Nguyễn

Đình được xây dựng theo kiểu chữ tam (chữ Hán: 三), gồm có chánh điện, đông lang và tây lang.

Cổng đền có ba cửa (tam quan), cổ kính với mái ngói hai tầng trang trí hình “lưỡng long tranh trân châu” trên đỉnh. Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ, là hai câu trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của Huỳnh Mẫn Đạt:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Thái Bạch dịch thơ:

Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

Qua khỏi cổng, là một lư hương lớn bằng đá, và bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng, có màu nâu đỏ. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu “chợ nhà lồng” Rạch Giá, nay sơn lại màu nâu đỏ, và được di dời vào đây.

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

Kế đến là ngôi chánh điện được thiết kế với mái ngói cong bốn góc, ở các viền góc đều có trang trí hoa văn hình rồng và lá cúc. Mặt trước chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột.

Trong chánh điện, cột và kèo đều bằng bê tông. Đền có tất cả mười cột, mà mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen. Ngoài ra, ở nơi đây các hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng, làm cho các nơi thờ vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội đình ông Nguyễn

Sự kiện văn hóa nhằm tri ân vị anh hùng dân tộc được tổ chức từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Đình thờ Nguyễn Trung Trực. Cứ trước thời điểm diễn ra Lễ hội Kiên Giang này một tuần là khu vực phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá – Nơi ngôi đình tọa lạc lại sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ngay từ công tác chuẩn bị, không khí hào hứng của người dân đã thu hút đông đảo tín đồ du lịch thập phương đến góp công nhằm chờ mong ngày tổ chức lễ hội.

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

Lễ hội Nguyễn Trung Trực tại vùng đất rừng vàng biển bạc Kiên Giang diễn ra trong 3 ngày từ 26 đến 28 tháng 8 âm lịch hàng năm và được tổ chức ở khu đình thờ thuộc địa bàn phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực diễn ra như thế nào?

Phần nghi thức

Bắt đầu Lễ hội Nguyễn Trung Trực sẽ là phần nghi thức, trụ trì hay ban quản lý của đình thờ sẽ thực hiện lễ thượng cờ, thỉnh sắc an thần, an vị niệm hương, thỉnh an vị thần, tế quan Phó… cùng vô số những hình thức lễ nghi khác. Sau đó người dân bản địa có thể vào đình dâng hương lên cụ Nguyễn nhằm bày tỏ lòng thành đồng thời cầu xin bậc tiền nhân phù hộ những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đạo. Không khí sự kiện lúc này giống với Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn có phần yên tĩnh, trang nghiêm.

Phần lễ hội

Thắp hương và cúng bái xong xuôi, Lễ hội Nguyễn Trung Trực sẽ mở rộng cửa đình để đón chào nhiều tín đồ du lịch đến tham gia hơn. Trong sân, ban quản lý sẽ tổ chức vô số hoạt động thú vị như múa lân, ca hát… Không dừng lại ở đó, hội chợ trong khuôn khổ lễ hội cũng bắt đầu hoạt động và mang đến mọi người nhiều mặt hàng phong phú sở hữu mức giá cực kì phải chăng, hợp lý. Sau khi sự kiện kết thúc, hội chợ vẫn sẽ kéo dài và còn dư âm đến vài tuần sau nữa. Chỉ như vậy thôi cũng có thể thấy được quy mô lớn của Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

– Phần lễ nơi đây gồm nhiều nghi thức mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa như thượng cờ, thỉnh sắc an thần, an vị niệm hương, thỉnh an vị thần, tế quan Phó…

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

– Phần hội gây ấn tượng với màn trình diễn âm nhạc đặc sắc cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí thú vị nhằm thu hút đông đảo tín đồ du lịch tham gia lễ hội cùng người dân địa phương;

Lễ hội đình ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) ở Kiên Giang

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm