Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Các hoạt động của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng, hoạt động từ thiện xã hội của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam trong những năm gần đây ra sao?

1280

Trải qua 87 năm kể từ ngày được thành lập (1934-2021), Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam luôn đoàn kết cùng các tôn giáo trong cả nước có nhiều hoạt động lợi đạo, ích đời góp phần làm cho xã hội ngày một vị tha và nhân ái hơn, đúng với tôn chỉ hành đạo mà Đức tông sư Minh Trí đã đề ra là: “Phước huệ – song tu”. Với phương châm hành đạo là “tu học – hành thiện – ích nước – lợi dân”. Đó là kim chỉ nam, đồng thời là đường hướng hành đạo của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam đã tiếp bước con đường hoằng dương chánh pháp, thực hiện tôn chỉ “Phước Huệ Song Tu”, bên cạnh những khóa Giáo lý căn bản, Ban giảng huấn đạo đức Trung ương mở các khoá thuyết trình viên nhằm đào tạo đội ngũ nòng cốt cho công tác thuyết giảng giáo lý. Hướng đến mục tiêu chuẩn hóa và nâng cao nghiệp vụ giảng huấn – hoằng pháp, Ban Trị sự Trung ương đã mở “Khóa Tu nghiệp giảng viên đạo đức” thu hút đông đảo học viên đến từ các tỉnh, thành và Chi hội tham dự.

Các hoạt động của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Trong nhiệm kỳ II (2014-2019) vừa qua, Ban Chấp hành Đạo đức Trung ương đã đào tạo được 4.406 giáo lý viên căn bản, 446 thuyết trình viên cấp 1; 420 Thuyết trình viên cấp II: 130; 279 huyết trình viên cấp III. Ngoài ra, Ban Giảng huấn Đạo đức Trung ương cũng đã mở được 02 khoá học, đó là Khoá tu nghiệp giảng viên với 101 khoá sinh (năm 2014) và Khoá duy thức học (năm 2018) với 127 khoá sinh tốt nghiệp. Cùng trong hệ thống giáo hội, Ban Giảng huấn đạo đức các tỉnh, thành phố đã triển khia Thông bạch của Ban trị sự Trung ương, theo đó yêu cầu dựa vào kinh diển của giáo hội để đưa vào các bài thuyết giảng giáo lý có các nội dung cùng tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Qua thông điệp của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, nhấn mạnh đến nội dung các chức sắc, chức việc, y sỹ, y sinh phải là những tấm gương “thiểu dục tri túc, sống hoà hợp giữa con người với thiên nhiên”.

Hoạt động y tế phước thiện

Để các phòng thuốc nam hoạt động hiệu quả và đạt chất lượng tốt, chủ trương của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam là luôn quan tâm tới việc đào tạo các y bác sĩ có trình độ. Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam hiện có 3 trung tâm đào tạo nhân lực cho các phòng thuốc nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Cà Mau.

“Phòng thuốc nam” tượng trưng cho tôn chỉ của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, đồng thời là nơi để cho toàn thể các chức sắc, chức việc, tín đồ, hội viên cùng nhau tu phước. Để nâng cao trình độ của các y sỹ, y sinh, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam đã hoàn thiện bộ tài liệu giảng dạy y sỹ (cấp I, II và III), Huấn viên y khoa và bộ giáo trình môn châm cứu. Nhiệm kỳ vừa qua, Ban Trị sự Trung ương đã liên tục mở các khoá đào tạo, rèn luyện về chuyên môn lẫn đạo đức, tổ chức các khoá học dành cho y sỹ, y sinh từ trung ương đến các tỉnh, thành hội.

Nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, tiết kiệm tiền bạc, thời gian, công tác giảng dạy của Ban Giảng huấn được Ban Trị sự Trung ương phân bố đều khắp các tỉnh, thành hội. Ngoài việc đào tạo theo chương trình của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, mỗi khi có kỳ tuyển sinh quốc gia, giáo hội đều khuyến khích các tín đồ còn trong độ tuổi đi học (18-30) thi vào các trường Đại học và Trung cấp để học và chuẩn hoá bằng cấp theo quy định của Bộ Y tế.

Các hoạt động của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Theo số liệu báo cáo của Ban y tế phước thiện, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, trong nhiệm kỳ vừa qua đã thực hiện việc khám, chữa bệnh cho tổng số 21.882.763 người, số thuốc phát ra là 74.304.143 thang; thuốc viên, thuốc tán là 75.007kg; ngoài ra còn tham gia hoạt động cứu trợ xã hội khác được 50.569.339.000đ. Với số thuốc kể trên, tạm quy thành tiền trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam đã đóng góp cho công tác an sinh, xã hội tương đương số tiền là hơn 867 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, từ Ban Trị sự Trung ương đến Chi hội đã hướng dẫn, vận động tín đồ cùng nhau phát triển các phòng thuốc nam phước thiện, tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo trong các đợt thiên tai, đặc biệt là từ khi bùng phát dịch Covid -19, Giáo hội đã chung tay cùng chính quyền tích cực hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần với giá trị giá nhiều tỷ đồng.

5 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục
Bài viết mới
Xem thêm