Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Sự ra đời và phát triển của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam ra đời khi nào, do ai sáng lập và phát triển ra sao, có được công nhận ở Việt Nam không?

1245

Vào những năm đầu thế kỷ 20, làn sóng chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các giới Phật tử. Từ Sài Gòn, Gia Định, phong trào chấn hưng lan rộng tới các vùng nông thôn, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một số tôn giáo mới được hình thành dưới hình thức mới, vừa hoạt động tôn giáo, vừa giúp đỡ dân nghèo. Một số tôn giáo phát triển trên nền tảng giáo lý nhà Phật, nhưng được cải tiến ngắn gọn và dễ hiểu để phù hợp với sinh hoạt và trình độ của người dân Nam bộ lúc bấy giờ. Điển hình của một trong những tôn giáo mới xuất hiện trong giai đoạn này là Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam.

Người sáng lập ra Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam là ai?

Người sáng lập ra Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bồng (pháp danh Nguyễn Trung Trí) sinh năm 1886 tại xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông là con thứ bảy trong một gia đình nho học.

Nguyễn Trung Trí là người có tư chất thông minh, sẵn giác ngộ chân lý Phật giáo, sẵn mang dòng máu yêu nước cứu đời, ông đã vận dung tri thức phật học sẵn có chuyển tải giáo lý Phật giáo thành thơ ca, kinh sách dưới dạng Phật ngôn đối đáp ngắn ngọn, dễ hiểu để mọi người đến được với Phật giáo dễ dàng hơn; đồng thời ông đưa mọi người vào hoạt động từ thiện nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ cách mạng.

Sự ra đời và phát triển của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Với những hoạt động nhập thế như vậy, số người theo tôn giáo do ông sáng lập ngày càng đông. Khi tôn giáo do ông sáng lập được chính quyền công nhận, ông trở thành giáo chủ và được gọi là “Đức Tông sư Minh Trí”.

Sự ra đời và phát triển của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Năm 1931- 1934, do tình hình, tín đồ ngày một đông, một vấn đề đặt ra là phải lo tài chính để phục vụ cho việc hành đạo, ông cùng Bà Cô Năm và các môn đệ vào Đồng Tháp Mười để khẩn đất khai hoang làm ruộng. Nhờ sự tận tuỵ của Bà Cô Năm và các hội viên thiện tín, Ông đã khai khẩn được 10 ngàn công đất tại xã Mỹ Thọ, tổng Phong Nẳm Thượng, huyện Cao Lãnh, Tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Quý, tỉnh Đồng Tháp). Nhận thấy cần phải có nơi tụ tập cho hội viên, thiện tín, Bà Cô Năm đã dựng lên ngôi chùa Tịnh độ đầu tiên tại ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Quý, tỉnh Đồng Tháp lấy tên là Hưng Phước Tự.

Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam trở thành một tôn giáo, và chính quyền thuộc Pháp lúc bấy giờ đã cấp giấy phép số 619 ngày 20-2-1934 để Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam hoạt động (lúc đó chỉ có sáu chữ Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, chưa có hai chữ Việt Nam). Thời Việt Nam Cộng Hoà xác định tính hợp pháp của Giáo hội bằng Nghị định số 83/MI/DAP ngày 22-12-1953. (khi đó có đủ tám chữ Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam).

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hệ thống tổ chức Giáo hội của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam không còn hoạt động đầy đủ như trước, nhưng các Hội quán vẫn sinh hoạt bình thường. Mặc dù Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam vẫn có 3 bộ phận: Hành chính, đạo đức, y tế nhưng trọng tâm của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam vẫn là phát triển mạnh về y tế (phòng thuốc Nam phước thiện).

Ngày 06/5/1995, tại Tổ đình Hưng Minh Tự (số 145, Lý Chiêu Hoàng, phương 10, quận 6 thành phố Hồ Chí Minh) đã tập trung 120 vị chức sắc, cao niên trong toàn Hội và các hội viên tâm huyết với Hội họp bàn và thành lập Hội đồng Trị sự nhằm mục đích xin Nhà nước công nhận lại tư cách pháp nhân và củng cố lại hệ thống điều hành của Hội. Ông Nguyễn Phương Hiếu đã đắc cử chức vụ Chánh Hội trưởng từ năm 1995 cho đến khi qua đời (năm 2018).

Những năm gần đây, khi Nhà nước ban hành nhiều chính sách pháp luật quy định quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và khẳng định Nhà nước bảo hộ các hoạt động tôn giáo chính đáng, bình thường của quần chúng tín đồ, khuyến khích các hoạt động nhân đạo từ các tổ chức tôn giáo, nhất là từ sau khi nhà nước có Nghị định 69/NĐ-HĐBT (nay là Chính phủ) quy định về các hoạt động tôn giáo thay thế cho các văn bản quản lý nhà nước trước kia, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam mới thực sự yên tâm hoà nhập trở lại và phát triển cả về mức độ, quy mô, nội dung, hình thức về đội ngũ cư sỹ, tín đồ.

Ngày 27-11-2007, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam đã được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân. Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam đã trải qua 3 lần đại hội đại biểu cấp toàn đạo và hiện nay đang ở giữa nhiệm kỳ IV (nhiệm kỳ 2019-2024).

Sự ra đời và phát triển của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam có khoảng 1.500.000 chức sắc, chức việc, tín đồ, hội viên (trong đó khoảng 650.000 tín đồ đã quy y) gần 1.000 y sĩ, y sinh và khoảng 5.000 chức sắc, chức việc; thành lập được 210 Chi hội (tổ chức tôn giáo trực thuộc) ở 210 phòng thuốc nam phước thiện, phân bố ở 23 tỉnh, thành phố từ Khánh Hòa tới Cà Mau.

Trụ sở của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam đặt tại Tổ đình Hưng Minh Tự, số 45 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6, TP. Hồ Chí Minh.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục
Bài viết mới
Xem thêm