Tử vi phong thủy

La kinh phong thủy là gì? Hướng dẫn sử dụng La Kinh phong thủy

1972

La kinh hay kinh bàn được xem là vật không thể thiếu trong phong thủy xây dựng trong thời đại ngày nay.

La kinh phong thủy thường có cấu tạo nhiều tầng, theo các chuyên gia nếu la kinh phong thủy càng sở hữu nhiều tầng thì kết quả đo đạc càng chi tiết. Hiện nay giá bán la kinh phong thủy không quá cao, các bạn có thể mua để phục vụ cho nhu cầu xem hướng nhà.

Phân loại la kinh phong thủy

Theo thiết kế

La kinh phong thủy có thể được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau, mỗi mục đích sẽ có các thiết kế tương ứng. Trong đó thiết kế phổ biến nhất là la kinh phong thủy 36 tầng và la kinh phong thủy 24 sơn hướng. Mặt khác, kích thước của la kinh cũng được sản xuất theo nhiều loại khác nhau, có loại lớn với đầy đủ chi tiết và cũng có các loại nhỏ gọn dạng bỏ túi.

Theo chủng loại

Từ thời nhà Minh, la kinh phong thủy đã được chia thành ba loại chủ yếu là:

La kinh Tam hợp: Cấu tạo của loại la kình này gồm 3 tầng chính là Địa bàn chính châm, Nhân bàn trung châm và Thiên bàn phùng châm. La kinh tam hợp có 24 phương vị. Nếu kết hợp các tầng và phương vị với nhau bạn sẽ xác định được hướng một cách dễ dàng.

La kinh Tam nguyên: Cấu tạo của loại la kình này gồm 1 tầng và 24 phương vị. Đặc biệt la kinh Tam nguyên có thêm tầng 64 quẻ Dịch.

La kinh Tổng hợp: Loại la kình này được thiết kế vô cùng phức tạp, gồm nhiều tầng, nhiều phương vị và nội dung khó hiểu.

La kinh phong thủy 36 tầng
La kinh phong thủy 36 tầng

Các tầng của la kinh phong thủy

Tầng số 1: Thiên trì

Do việc lắp đặt Kim chỉ nam không giống nhau nên chia làm la bàn nước và la bàn khô.

Tầng số 2: Tiên thiên bát quái

Tầng này chỉ có 8 quái. Căn cứ thứ tự sắp xếp khác nhau mà phân thành tiên thiên và hậu thiên. Bát quái dùng để chỉ vị trí của 8 phương, mỗi phương vị cách nhau 45°. Phương vị bát quái của Tiên thiên là: Càn Nam, Khôn Bắc,Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, Cấn Tây Bắc.

Tầng số 3: Hậu thiên bát quái

Phương vị của Hậu thiên bát quái là: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Tốn Đông Nam, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Càn Tây Bắc.

Tầng số 4: 12 vị địa chi

Tầng này dùng 12 vị địa chi, Tý Sửu Dần Mão, Thìn Tỵ Ngọ Mùi, Thân Dậu Tuất Hợi biểu thị 12 phương vị, mỗi phương vị cách nhau 30°, Ngọ chỉ nam; Tý chỉ Bắc; Mão chỉ Đồng; Đậu chỉ Tay.

Tầng số 5: Tọa gia cửu tinh

Tọa gia là ý nói phương hướng, phương vị. Cửu tinh phối hợp ngũ hành, trật tự của nhị thập tứ vị là: Cấn bính tham lang mộc, Tốn cân cự môn Thổ; Khảm Quý Thìn Phá quân Kim, Khốn Ất Phù bật Thổ Mộc.

Tầng số 6: Tên nhị thập tinh

Tầng này là 24 thiên tinh phối hợp với 24 vị, giải thích quan niệm “thiên tinh hạ ứng”. Thiên bình ánh Tỵ, là đối cung của Tử vi viên, gọi là Đế tọa minh đường. Tỵ, Hợi hợp “lục tú” lại gọi là “Bát quý”.

Tầng số 7: Kim chính của địa bàn

Trong la bàn có 3 kim 3 bàn tức địa bàn chính châm, thiên bàn phùng châm, nhân bàn trung châm, 3 bàn đều phân ra 24 cách, mỗi cách đều chiếm 15°, gọi là “nhị thập tứ sơn”.

Tầng số 8: Tiết khí 4 mùa

Tầng này thể hiện 24 tiết khí trong 1 năm tức Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Sương giáng, Lập Đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Tầng số 9: Xuyên sơn thất thập nhị long

Tầng này dùng 60 Giáp Tý cộng thêm bát can tứ duy mà hợp thành 72 long, khởi Giáp Tý ở Nhâm Mùi của chính châm, 72 vị phân phối ở dưới 24 sơn, một sơn thống suất 3 long để ứng với 72 hậu của năm tháng.

Tầng số 10: Ngũ gia ngũ hành

Ngũ gia ngũ hành là chính ngũ hành, song sơn ngũ hành, bát quái ngũ hành, huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành. Thầy phong thủy căn cứ phương pháp tương sinh tương khắc của ngũ hành. Phối hợp năm phương vị đối ứng với ngũ hành và tiết khí bốn mùa để luận âm dương tiêu . Để từ đó phán đoán tình hình long sa thủy huyệt, từ đó mà xác định cát hung của trạch.

Hướng dẫn sử dụng la kinh phong thủy trong làm nhà

Trước khi sử dụng la kinh phong thủy để xem hướng làm nhà, bạn cần đảm bảo xung quanh không có các đồ vật kim loại vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của la kinh. Nếu có thể hãy đặt la kinh trên kệ gỗ có thể xoay được.

Đường chỉ đỏ sẽ ngang song song với vách ngang sau nhà và vuông góc với vách dọc nhà hay hướng nhà rồi xoay mặt la kinh sao cho kim chỉ Nam chỉ đúng vào 1800. Đối chiếu với là bàn phong thủy có thể xác định được độ của hướng nhà, hướng tốt xấu.

Các không gian trong nhà chú ý phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp cần đảm bảo về phong thủy nhất.

Đo hướng nhà: Khi xác định được tâm nhà hay đặt la kinh tại điểm tâm nhà sao cho chi đỏ dọc của La Kinh hướng thẳng ra trước nhà.

Hướng dẫn sử dụng la kinh phong thủy theo cung trạch

Bước 1: Xác định mệnh trạch của gia chủ

Theo phong thủy, nếu có được quái số từng người, bạn sẽ xác định được mệnh trạch. Có hai loại mệnh trạch là:

Đông tứ trạch

  • Chấn: hướng Đông
  • Ly: hướng Nam
  • Khảm: hướng Bắc
  • Tốn: hướng Đông Nam

Tây tứ trạch

  • Càn: Tây Bắc
  • Khôn: Tây Nam
  • Cấn: Đông Bắc
  • Đoài: Tây

Mệnh Đông tứ trạch là nhóm người có quái số 1, 3, 4, 9 và Tây tứ trạch là nhóm người có quái số 2, 6, 7, 8.

Bạn có thể dựa vào công thức sau để tính quái số theo năm sinh:

Ví dụ, một người sinh năm 1984, lấy 1+ 9+8+4 =22; 2+2=4. Nếu là nam giới, hãy lấy 10 – 4 = 6. Nếu là nữ, hãy lấy 5 + 4 = 9.

Như vậy, nam giới sinh năm 1984 có quái số là 6 và nữ giới sinh năm 1984 có quái số là 9. Lưu ý, trường hợp con số cuối cùng là 5, bạn hãy quy về 2 đối với nam và quy về 8 đối với nữ.

Sau khi có quái số theo năm sinh, bạn có thể tra theo bảng dưới đây để xác định cung mệnh tương ứng:

Dựa vào bảng trên ta có nam giới sinh năm 1984 thuộc cung Khôn (hướng Tây Nam), và nữ sinh năm 1984 thuộc cung Tốn (hướng Đông Nam).

Bước 2: Xác định hướng la kinh phong thủy dựa vào cung trạch

Theo phong thủy bát trạch có 8 cung trạch và cách xác định từng trạch theo la bàn phong thủy.

Trạch Cấn: Cách sử dụng la bàn phong thủy để tính trạch Cấn là tính áp là chọn 2 tầng đầu tiên từ ngoài vào: tầng 16 – 15. Ví dụ: theo la kinh thì cửa chính hướng chính Bắc có cung Ngũ Quỷ.

Tương tự như vậy các hướng còn lại áp vào la kinh phong thủy và làm tương tự. Trạch Càn: tính từ ngoài là chọn 2 tầng: 10 – 9.

Trạch Khôn: tính từ ngoài là chọn 2 tầng: 14 – 13. Ví dụ: theo la kinh phong thủy bạn chính hướng chính Bắc sẽ có rơi vào cung Tuyệt Mạng các sao gồm Tự Ái – Vượng Trang – Hưng Phước.

Nếu chọn các hướng khác bạn làm tương tự. Trạch Chấn: tính từ ngoài là chọn 2 tầng: 2-1

Ở bước 1, bạn đã tìm được cung trạch của mình, tiếp theo sẽ đến bước xác định hướng la kinh dựa vào cung trạch. Cụ thể:

  • Nếu là cung trạch Cấn: chọn 2 tầng đầu tiên của la kinh tính từ ngoài vào là tầng 16 – 15. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Ngũ Quỷ. Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Càn: chọn 2 tầng là tầng 10 – 9. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Lục Sát (gồm sao Ôn Hoàng – Tấn Tài – Trường bệnh). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Đoài: chọn 2 tầng là tầng 12 – 11. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Họa Hại (gồm sao Vượng Tân- Tấn Điền – Khộc Khớp). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Khôn: chọn 2 tầng là tầng 14 – 13. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Tuyệt Mạng (gồm sao Tự Ái – Vượng Trang – Hưng Phước). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Chấn: chọn 2 tầng là tầng 2-1. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Thiên Y (gồm sao Xương Dâm – Thân Hôn – Hoan Lạc). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Khảm: chọn 2 tầng là tầng 6 – 5. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Phục Vị (gồm sao Vượng Tâm – Tấn Điền – Khộc Khớp). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Ly: chọn 2 tầng là tầng 8 -7. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Phước Đức (gồm sao Vượng Tâm – Tấn Điền – Khốc khớp). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
  • Nếu là cung trạch Tốn: chọn 2 tầng là tầng 4 – 3. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Sinh Khí (gồm sao Từ Ải – Vượng Trang – Hưng Phước). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.

Đối với La Kinh phong thủy 36 tầng, đây là vật phong thủy khá hữu ích dành cho các gia chủ trong việc lựa chọn những khu vực đất phù hợp. Bên cạnh đó, khi xây dựng ngôi nhà của bạn thì La Kinh phong thủy còn có nhiệm vụ xác định vị trí cổng, cửa… để làm gia tăng các phương vị tài lộc.

  • Vòng 1: Tiên thiên bát quái.
  • Vòng 2: Hậu thiên bát quái.
  • Vòng 3, 4: Tám hướng, độ số hậu thiên.
  • Vòng 5, 6: Tam nguyên long (Thiên, địa, nhân) và độ số kiêm hướng của Huyền không phi tinh.
  • Vòng 7: Cửu tinh đế ứng tứ viên cục.
  • Vòng 8, 9: Hai mươi tư sơn hướng (Địa bàn chính trâm) và Âm dương long.
  • Vòng 10: Nạp giáp.
  • Vòng 11: Kiếp sát
  • Vòng 12: Bát sát hoàng tuyền.
  • Vòng 13: Trung trâm nhân bàn.
  • Vòng 14: Phùng trâm thiên bàn.
  • Vòng 15: Hoàng tuyền.
  • Vòng 16: Bạch hổ hoàng tuyền.
  • Vòng 17: Sáu mươi thấu địa long.
  • Vòng 18: Bát môn – Hưu môn lâm hướng.
  • Vòng 19 và 20: Tam kỳ (Ất, Bính, Đinh) và tứ cát.
  • Vòng 21: Hai mươi tư tiết khí.
  • Vòng 22 đến 29: Bát biến du niên (Khẩu quyết).
  • Vòng 30: Bẩy mươi hai (72) xuyên sơn.
  • Vòng 31: Vòng phúc đức.
  • Vòng 32 và 33: Vòng tràng sinh âm và dương.
  • Vòng 34: Sáu mươi tư (64) quẻ tiên thiên.
  • Vòng 35: Một trăm hai mươi phân kim và Định sai thác không vong, châu bảo tuyến).
  • Vòng 36: Nhị thập bát tú.

Để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của vật phẩm, bạn tuyệt đối không nên đặt La Kinh trên nền đất. Bên cạnh đó, nếu không may La Kinh rơi rớt, bạn cần phải dùng các thiết bị để kiểm tra chất lượng vật phẩm.

Ngày đóng, mở La Kinh thích hợp cũng là yếu tố bạn cần nên xem trọng. Nếu cố tình không tuân theo thì phong thủy sư có thể bị mù mắt.

Khi bảo quản, La Kinh phải đảm bảo đặt úp để kéo dài thời gian tuổi thọ của nó.

Cuối cùng, lựa chọn một La Kinh chất lượng khi mua cũng là một điểm để an tâm an toàn hơn khi sử dụng.

Số Cung mệnh tương ứng với Nam Cung mệnh tương ứng với Nữ
Số 1 Cung Khảm Cung Cấn
Số 2 Cung Ly Cung Càn
Số 3 Cung Cấn Cung Đoài
Số 4 Cung Đoài Cung Cấn
Số 5 Cung Càn Cung Ly
Số 6 Cung Khôn Cung Khảm
Số 7 Cung Tốn Cung Khôn
Số 8 Cung Chấn Cung Chấn
Số 9 Cung Khôn Cung Tốn

Dựa vào bảng trên ta có nam giới sinh năm 1984 thuộc cung Khôn (hướng Tây Nam), và nữ sinh năm 1984 thuộc cung Tốn (hướng Đông Nam).

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm