Phật giáo

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Chùa Khai Nguyên, xưa kia chùa có tên là Cổ Liêu tự hay chùa Tản Viên Sơn Quốc tự nằm ở Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ngày nay.

720

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây là một ngôi chùa có quy mô bề thế cùng bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á.

Chùa Khai Nguyên – Sơn Tây ở đâu Hà Nội?

Chùa Khai Nguyên có tên đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc tự hay còn được gọi là chùa Tản Viên, chùa tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Lịch sử chùa Khai Nguyên – Sơn Tây

Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội đã trải qua rất nhiều thăng trầm của bom rơi đạn lạc, sự tàn phá chiến tranh. Chùa được khởi công xây dựng vào thời vua Lý đầu thế kỉ 11. Đến thời nhà Nguyễn, chùa được bà con chuyển về miếng đất mới trước cửa Đền Trung. Trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt chống Pháp và Mĩ khiến kiến trúc chùa mất đi khá nhiều. Dưới sự đồng ý của các cấp chính quyền, thì bà Vương Thị Nhật đã thành tâm kêu gọi mọi người để tu sửa chùa vào năm 1997.

Năm 2008, Đại đức Thích Đạo Thịnh được bổ nhiệm về trông nom chùa Khai Nguyên. Sau khi tiếp nhận, ông đã làm đơn xin chuyển chùa về vị trí cũ và được sự chấp thuận thì chùa đã chuyển về vị trí trước cửa đền Trung vào ngày 4 tháng 7 năm 2008.

Kiến trúc độc đáo chùa Khai Nguyên – Sơn Tây

Chùa nằm giữa một vùng quê yên bình, tươi đẹp. Có hồ nước vuông vắn nắm trong khuôn viên, cây cối xanh tốt, hoa thơm khắp 4 mùa, đem lại không khí thanh tịnh cho Phật tử, du khách khi bước chân tới chùa. Chùa Khai Nguyên có mô hình kiến trúc đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu tu hành, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Do vậy chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội đã trở thành một ” Đại Danh Thắng” trong và ngoài nước.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

So với những ngôi chùa lớn như chùa Yên Tử ở Quảng Ninh hay chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn thì chùa Khai Nguyên có quy mô nhỏ hơn, chỉ khoảng 500m2. Tuy vậy kiến trúc trong chùa lại vô cùng tinh tế khi có sự kết hợp hài hòa giữa cổ và kim. Chùa gồm: tháp Chuông, tháp Trống và khu Nội Viện.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Trong khuôn viên chùa, hệ thống tượng Phật, La Hán rất đặc sắc đặt trong Nội điện và các dãy hành lang, sân chùa. Một bức tượng của Đức Phật A Di Đà được xây dựng với độ cao 72m, cao 13 tầng trở thành bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á, có khả năng thu hút số lượng lớn Phật tử sùng đạo cũng như khách du lịch trong nhiều năm tới.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Đặt tại chính điện là ba pho tượng phật được chạm khắc tinh xảo. Đây chính là tượng thờ 3 vị thần là Động Quan Âm với tương truyền rằng Phật Bà đã tu hành và truyền đạo tại nơi đây cho Tam Vị tối linh thần Thánh Tản Sơn.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Nhà khách của chùa Khai Nguyên được thiết kế 2 tầng, diện tích 400m2. Bên hữu của chính điện là dãy Tăng Đường với kiểu kiến trúc 1 tầng mái ngói có quy mô khoảng 250m2. Đặc biệt, một thứ cảnh quan được coi là đặc sản của chùa Khai Nguyên đó là biển non bộ với hình “Thần Kim Quy Hai Đầu Bái Phật Cầu Kinh”, một kiệt tác thiên nhiên có một không hai của trời Nam.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Phía trên Thần Kim Quy là những công trình kiến trúc có quy mô 1000m2. Trên đường đi vào Nội viện thì có giếng Rồng, vừa mục đích cấp nước vừa có vai trò trấn tích ngôi chùa. Điển tích về giếng Rồng gắn với tiền thiêng của chùa Khai Nguyên. Khi xưa nhân dân trong vùng hạn hán nặng nề, trụ trì đã thắp hương tự bạch cho các chư thần xin chỉ chỗ đào giếng. Và đêm đến trụ trì được chư Thần báo mộng chỉ nơi đào giếng. Quả nhiên mới đào được 3m thì mạch nước trong xanh trào phun lên và không bao giờ cạn nước kể cả mùa khô. Kể từ đó, cứ mỗi đầu xuân du khách trẩy hội đều xin nước về tẩy trần nhà để cầu may.

Đi qua giếng là suối Quan Âm, đầu nguồn chảy từ đỉnh Núi Mẹ và một phần từ sườn núi Chàng Rể. Nó gợi nhắc cho mỗi người chúng ta về truyền thống ” uống nước nhớ nguồn”. Tiếp đến là khu Nội Viện, với tổng quy mô khoảng 6ha, được quy hoạch các công trình lớn mang tầm cỡ Quốc Gia – Quốc Tế, nhằm cung ứng nhu cầu tu hành với những khóa tu chùa Khai Nguyên Hà Nội mùa hè được tổ chức cho quần thể nhân dân và các tín đồ Phật tử thập phương xa gần. Chùa có hang động Địa ngục diễn lại con đường xuống địa ngục theo kinh Phật Tịnh Độ Tông, nơi con người có thể ngẫm và nhìn nhận về lương tâm, đạo đức.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Điều đặc biệt là chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội có thể khám chữa bệnh với rất nhiều bài thuốc nam với bí quyết từ xa xưa để lại.

Các hoạt động tại chùa Khai Nguyên

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền cuộc sống, nhiều gia đình đã tổ chức cho tất cả các thành viên, thậm chí có cả các em bé chưa đầy một tuổi cũng được đến chùa. Họ cầu mong may mắn, hạnh phúc và hòa vào không gian thanh tịnh chốn thiền môn.

Hàng năm, chùa Khai Nguyên đều tổ chức các khóa tu mùa hè với sự tham gia đông đảo của các tăng ni phật tử, học sinh sinh viên. Đây không chỉ là nơi thờ tự tín ngưỡng mà còn là nơi kết nối bạn bè, gắn chặt hơn tình yêu thương giữa con người với con người, cùng nhau tuân thủ chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh.

Các khóa tu mùa hè thường kéo dài khoảng một tháng và mở thành hai đợt trong tháng 6 và tháng 7; ngoài ra chùa còn thường xuyên tổ chức thông bạch cho những người tín ngưỡng đạo Phật. Nhờ vậy, hàng nghìn khóa sinh đã nhận thức rõ hơn về sự hướng thiện. Đặc biệt các bạn trẻ còn được hòa mình vào thiên nhiên, tham gia cắm trại cùng những trò chơi dân gian. Từ đó, các bạn đã thay đổi theo hướng tích cực, ngoan hơn, lễ phép và biết trân trọng giá trị cuộc sống.

Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội

Cuối tuần thay vì tổ chức tiệc tùng dã ngoại ở các khu sinh thái du lịch, nhiều gia đình đã đến chùa để thưởng thức cơm chay, làm việc công đức, tìm hiểu về phật pháp. Những chuyến đi thăm viếng cảnh chùa đều mang đến sự bình an trong tâm hồn, niềm an lạc trong cuộc sống cho mọi người.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Ông Thiện và ông Ác là ai?

08/08/2021 09:00 2333

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

10/06/2021 09:00 2241

Tiêu Diện Đại Sĩ là ai?

14/08/2021 09:00 2153

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm