Thuyết âm dương
Từ thế kỉ 12 trước công nguyên, học thuyết âm dương đã được ghi chép đầy đủ trong kinh dịch của người Trung Hoa. Căn cứ vào kinh nghiệm quan sát, người xưa đã phát hiện ra quy luật biến hóa không ngừng của các sự vật, hiện tượng (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Thái cực là trạng thái hỗn độn ban đầu của vũ trụ, lưỡng nghi là sự vận động, chuyển hóa không ngừng của vạn vật, tứ tượng là thái âm thái dương, thiếu âm thiếu dương và bát quái là các cung càn, cấn, khảm, tốn, ly, khôn, đoài. Quy luật của sự biến hóa đó được gọi là “thuyết âm dương”.
Âm dương không phải là không gian cụ thể cũng không phải vật chất cụ thể mà đặc tính của nó là sự biến hóa không ngừng của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trên vũ trụ. Âm dương có hai mặt, vừa đối lập mâu thuẫn với nhau vừa thống nhất, chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Tất cả các yếu tố vật chất, không gian, thời gian đều có âm dương, trong âm có mầm mống của dương ngược lại trong dương có sự tồn tại của âm.
Mọi sự vật hiện tượng có tính chất hoạt động theo hướng tích cực đi lên, sáng chói, tỏ rõ sự hưng phấn ra bên ngoài đều thuộc dương. Còn tất cả những gì trầm tĩnh, hoạt động theo khuynh hước tiêu cực đi xuống, lạnh lẽo đều thuộc âm.
Thuyết ngũ hành
5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là nguồn gốc phát sinh ra mọi sự vật hiện tượng trên vũ trụ. Ngũ hành có mối quan hệ tương sinh (hỗ trợ nhau cùng phát triển) cũng có mối quan hệ tương khắc (tiết chế sự phát triển của nhau). Cụ thể:
Ngũ hành tương sinh:
– Thủy sinh Mộc: nước giúp cây sinh trưởng phát triển.
– Mộc sinh Hỏa: Cây là nguyên liệu đốt tạo ra lửa.
– Hỏa sinh Thổ: Lửa thiêu đốt mọi vật thành tro bụi, tro vun đắp thành đất.
– Thổ sinh Kim: Kim loại hình thành trong đất.
– Kim sinh Thủy: Kim loại nóng chảy tạo thành dung dịch lỏng.
Ngũ hành tương khắc:
– Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng của đất.
– Thổ khắc Thủy: Đất ngăn lũ nước.
– Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa.
– Hỏa khắc Kim: Lửa nong chảy kim loại.
– Kim khắc Mộc: Kim loại rèn thành dao chặt đổ cây.