Văn hóa tâm linh

Tìm hiểu về văn hóa cội nguồn “con Rồng cháu Tiên”

Bài viết này mời độc giả cùng Văn Hóa Tâm Linh đi tìm hiểu về văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam qua truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên".

1696

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ) “Chim có tổ, người có tông”; đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân – con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ – con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ.

Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.

Các sử liệu cho thấy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 – 1788). Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để người dân canh tác, thu hoa lợi và coi sóc đền thờ. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc. Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng.

Tìm hiểu về văn hóa cội nguồn "con Rồng cháu Tiên"
Đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ

Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ tiên chung của toàn dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Lạc Hồng”, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, con cháu Lạc cháu Hồng sinh sống ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả ở nước ngoài đã xây dựng nên 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương; tổ chức giỗ Tổ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hoá độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời cũng là dịp quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới một di sản đã thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt Nam.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của di sản. Tỉnh đã tập trung, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện chương trình hành động quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cam kết với UNESCO về bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể theo Công ước 2003. Để bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền quảng bá tín ngưỡng một cách sâu rộng đến đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế để mọi người hiểu hơn về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hiểu thêm truyền thống văn hóa của người Việt Nam; tiếp tục đầu tư, tôn tạo, tu bổ các nơi thờ tự Vua Hùng, vợ con các Vua Hùng và tướng lĩnh thời Hùng Vương, đặc biệt là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng – nơi hội tụ, đỉnh cao – nơi mà mọi người Việt Nam thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt, tỉnh sẽ tổ chức tốt Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm cho người dân được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động Giỗ Tổ, vì chính người dân mới là chủ thể, là người giữ gìn và lưu truyền, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hiện tượng văn hóa tâm linh trong hệ thống thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công, khai sinh ra quốc gia, dân tộc, mà còn mang ý thức quốc gia về lịch sử và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng người Việt. Đó chính là thông điệp văn hóa vùng Đất Tổ gửi tới cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Biểu tượng vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là điểm hội tụ của tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Năm 1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh đưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày lễ chính thức của dân tộc và cho phép viên chức Nhà nước được nghỉ lễ hưởng nguyên lương. Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động cho phép người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Và cho đến nay Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Việt.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ) “Chim có tổ, người có tông”; đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân – con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ – con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ.

Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.

Các sử liệu cho thấy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 – 1788). Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để người dân canh tác, thu hoa lợi và coi sóc đền thờ. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc. Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng.

Tìm hiểu về văn hóa cội nguồn "con Rồng cháu Tiên"
Đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ

Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ tiên chung của toàn dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Lạc Hồng”, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, con cháu Lạc cháu Hồng sinh sống ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả ở nước ngoài đã xây dựng nên 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương; tổ chức giỗ Tổ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hoá độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời cũng là dịp quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới một di sản đã thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt Nam.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của di sản. Tỉnh đã tập trung, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện chương trình hành động quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cam kết với UNESCO về bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể theo Công ước 2003. Để bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền quảng bá tín ngưỡng một cách sâu rộng đến đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế để mọi người hiểu hơn về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hiểu thêm truyền thống văn hóa của người Việt Nam; tiếp tục đầu tư, tôn tạo, tu bổ các nơi thờ tự Vua Hùng, vợ con các Vua Hùng và tướng lĩnh thời Hùng Vương, đặc biệt là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng – nơi hội tụ, đỉnh cao – nơi mà mọi người Việt Nam thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt, tỉnh sẽ tổ chức tốt Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm cho người dân được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động Giỗ Tổ, vì chính người dân mới là chủ thể, là người giữ gìn và lưu truyền, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hiện tượng văn hóa tâm linh trong hệ thống thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công, khai sinh ra quốc gia, dân tộc, mà còn mang ý thức quốc gia về lịch sử và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng người Việt. Đó chính là thông điệp văn hóa vùng Đất Tổ gửi tới cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Biểu tượng vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là điểm hội tụ của tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Năm 1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh đưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày lễ chính thức của dân tộc và cho phép viên chức Nhà nước được nghỉ lễ hưởng nguyên lương. Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động cho phép người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Và cho đến nay Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Việt.

Văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là gì?

Văn hóa tâm linh là khái niệm đã được các nhà khoa học nghiên cứu, nêu ra định nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm này còn chưa được phân tích, làm rõ về tri thức học thuật của nó.

1427

Khái niệm văn hóa tâm linh biểu hiện hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các mặt chủ yếu sau đây: bản chất văn hóa, tính chất tâm linh, thực chất văn hóa tâm linh. Từ cách thức tư duy như vậy, tác giả bài viết phân tích, luận giải, nêu ra định nghĩa văn hóa tâm linh, sự khiếm khuyết về nhận thức khái niệm này và đề xuất giải pháp khắc phục.

Nhận thức, định nghĩa khái niệm văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất tri thức “học thuật” [1] – tri thức khoa học do con người học tập, nghiên cứu mà có. Văn hóa tâm linh bao hàm các khái niệm văn hóa và tâm linh. Văn hoá là “khái niệm hẹp” (danh từ riêng) được hình thành từ các “khái niệm rộng” (danh từ chung) ghép lại là “văn” và “hóa”. Văn trong khái niệm văn hóa là nói về “hình thức ngôn ngữ” [2]; tức văn là khái niệm biểu hiện bản chất vật thể hay vật chất sống của các nhóm. Hóa trong khái niệm văn hóa là nói về sự “thay đổi thành cái khác” [3]; tức hóa là khái niệm biểu hiện tính chất phi vật thể hay phi vật chất (tinh thần) sống của các cá nhân. Giữa bản chất văn và tính chất hóa là thực chất “văn hóa” – khái niệm biểu hiện thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Khái niệm văn hóa có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất vật thể, vật chất sống – Thực chất thực thể, ý thức sống – Tính chất phi vật thể, tinh thần sống. Do vậy, văn hóa có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Từ mô hình cấu trúc và định nghĩa này cho thấy rằng, văn hóa là đối lập với “phản văn hóa” – khái niệm biểu hiện thực chất không có ý thức sống, hay sống không có văn hoá của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nói cách khác, văn hóa chính là ý thức sống của con người; khi con người sống chỉ có vật chất, tinh thần tức là con người sống thiếu ý thức, hay sống thiếu văn hoá.

Khái niệm tâm linh bao hàm các khái niệm rộng ghép lại là “tâm” và “linh”. Tâm trong khái niệm tâm linh là nói về “tấm lòng nhân ái” [4]; tức khái niệm tâm biểu hiện bản chất “từ bi” (chân tâm) [5], hay sống chân tâm của các nhóm; linh trong khái niệm tâm linh là nói về “linh hồn” (hồn người chết) [6]; tức khái niệm linh biểu hiện tính chất “tinh thần” (thật tâm) [7], hay sống thật tâm của các cá nhân. Giữa tâm và linh là tồn tại “tâm linh” – khái niệm biểu hiện thực chất sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Mô hình cấu trúc của tâm linh có thể được biểu thị như sau: Bản chất sống chân tâm của các nhóm – Thực chấtsống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng – Tính chất sống thật tâm của các cá nhân. Do vậy, tâm linh có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất đời sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Từ mô hình cấu trúc và định nghĩa này cho thấy rằng, tâm linh là đối lập với “giả dối” – khái niệm biểu hiện thực chất sống không chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nói cách khác, tâm linh chính là đời sống chân thật của con người; khi các cá nhân, nhóm, cộng đồng sống thiếu chân thật tức là quốc gia không có đời sống tâm linh.

Văn hóa và tâm linh là các khái niệm hẹp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; khi ghép lại, chúng sẽ hình thành nên khái niệm hẹp hơn là văn hoá tâm linh. Trong mối liên hệ giữa văn hoá và tâm linh, thì văn hóa là khái niệm biểu hiện bản chất vật chất sống chân tâm của các nhóm; tâm linh là khái niệm biểu hiện tính chất tinh thần sống thật tâm của các cá nhân; còn văn hoá tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Văn hoá tâm linh có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất văn hoá – Thực chất văn hoá tâm linh – Tính chất tâm linh. Do vậy,văn hoá tâm linh có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Từ mô hình cấu trúc và định nghĩa này cho thấy rằng, văn hóa tâm linh là đối lập với “phản văn hoá tâm linh” – khái niệm biểu hiện thực chất không có ý thức sống chân thật hay sống không có văn hoá tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nói cách khác, văn hoá tâm linh chính là ý thức sống chân thật của con người; khi các cá nhân, nhóm, cộng đồng không có ý thức sống chân thật, tức là quốc gia không có đời sống văn hoá tâm linh; về thực chất, văn hoá tâm linh là biểu hiện của cái thiện, còn phản văn hoá tâm linh là biểu hiện của cái ác.

Nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh trên thế giới, ở Việt Nam

Trên thế giới, nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh còn nhiều khiếm khuyết, bởi các công dân, nhà khoa học chưa hiểu biết rõ thực chất mối liên hệ giữa bản chất quy luật, tính chất khách quan và thực chất quy luật, hiện thực khách quan của các khái niệm nói chung, khái niệm văn hóa tâm linh, phản văn hóa tâm linh nói riêng. Việc không nhận thức rõ mối liên hệ giữa bản chất, tính chất và thực chất của khái niệm phản văn hóa tâm linh có thể được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện các khuynh hướng “chủ nghĩa” phản văn hoá vào thế kỷ thứ XVII, hay tư tưởng lạc hậu, cực đoan, phản tiến bộ xuất hiện từ thời kỳ cổ đại cho đến nay. Chẳng hạn, phản văn hoá tâm linh trong tôn giáo, chính trị, xã hội có các chủ nghĩa, tư tưởng như: “chủ nghĩa duy tâm” (học thuyết cho rằng tinh thần, ý thức, tư duy, cái tâm lý là cái có trước, còn vật chất, tự nhiên, cái vật lí là cái có sau; đối lập với chủ nghĩa duy vật) [8]; “chủ nghĩa thần bí” (quan niệm con người có khả năng giao tiếp trực tiếp với cõi âm) [9]; “chủ nghĩa cá nhân” (đặt quyền lợi của cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, xã hội); tư tưởng “vô thần” (không tin có Thượng Đế) [10]; tư tưởng “sùng bái cá nhân” [11] (kính phục cá nhân đến mức như tôn thờ), hay tư tưởng lạc hậu, giả dối, bá quyền, phân biệt chủng tộc, khủng bố, “Hồi giáo Cực đoan” [12]. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay nhiều công dân, nhà khoa học còn chưa nhận thức rõ khái niệm văn hoá, tâm linh, ý thức, linh hồn, sự sống, cái chết là gì? Thậm chí không ít công dân, nhà khoa học cũng chưa hiểu rõ rằng, tại sao một tuần lại chỉ có 7 ngày mà không phải là 6 hay 8 ngày? Vì sao người theo đạo Phật ở một số quốc gia lại cúng tuần 49 (7×7) ngày đối với người thân sau khi mất? Những khiếm khuyết về tư tưởng, quan niệm, quan điểm, hay khuynh hướng chủ nghĩa được nêu ở trên có thể được coi là nguồn gốc dẫn đến tình trạng xung đột, chiến tranh suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm nay giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, tôn giáo, dân tộc, quốc gia; đồng thời là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, huỷ hoại môi trường sống, gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo, phân chia đẳng cấp xã hội, làm cho nhiều quốc gia tụt hậu, kém phát triển.

Khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh

Ở Việt Nam, nhận thức khái niệm văn hoá tâm linh cũng còn nhiều khiếm khuyết, bởi nhiều công dân, nhà khoa học chưa hiểu biết rõ tính chất, bản chất, thực chất của khái niệm nói chung, văn hoá, tâm linh nói riêng. Văn hoá đã không được các nhà khoa học nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống của con người, mà chỉ biểu hiện bản chất, tính chất “vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” hay “những hoạt động của con người nhằm thoả mãn đời sống tinh thần” [13]; còn tâm linh chỉ được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện tính chất “tâm hồn, tinh thần” hay “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [14]. Tức là, khái niệm văn hoá tâm linh đã chưa được các nhà khoa học làm sáng tỏ về tính chất tinh thần sống thật sự tồn tại ở bên ngoài xã hội, bản chất sự thật vật chất sống tồn tại ở bên trong tự nhiên và thực chất ý thức sống chân thật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Việc không nhận thức rõ thực chất khái niệm văn hoá tâm linh có thể được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu vắng ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, nhìn về tính chất, bản chất cho thấy, di sản văn hoá vật thể hay vật chất sống, phi vật thể hay tinh thần sống đã được UNESCO công nhận ngày càng nhiều về số lượng kể từ khi bắt đầu đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, nhưng nhìn về thực chất, thì văn hoá thực thể hay ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng lại có xu hướng giảm sút. Thực tế hiện nay cho thấy, văn hoá, đạo đức, lối sống trong xã hội có biểu hiện “xuống cấp trầm trọng” [15]; nhiều công dân chỉ coi trọng đời sống vật chất, tinh thần, mà coi nhẹ đời sống văn hoá tâm linh, tức coi nhẹ ý thức sống chân thật của mình; nhiều công dân, nhà khoa học không nhận thức rõ được thực chất của các khái niệm liên quan đến văn hoá tâm linh, như: môi trường văn hoá, văn hoá thực thể, văn hoá lành mạnh, văn hoá tinh thần, văn hoá chính trị, văn hoá ngoại lai, hay “xâm lược văn hoá” [16]. Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII cũng đã nêu ra khiếm khuyết về ý thức sống, môi trường văn hoá biểu hiện thiếu lành mạnh của công dân như sau: “…thành quả trong lĩnh vực văn hoá chưa tương xứng; chưa đủ tầm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hoá lành mạnh. Đạo đức, lối sống có mặt đáng lo ngại. Đời sống văn hoá tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu… Môi trường văn hoá còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai,trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có triều hướng gia tăng. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao” [17].Khiếm khuyết về nhận thức thực chất văn hoá tâm linh còn được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện nhiều hiện tượng phản văn hoá tâm linh trong đời sống thực tiễn. Chẳng hạn, nhiều công chức, viên chức trong bộ máy công quyền, công dân ngoài xã hội đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp trong nền kinh tế thị trường để trục lợi cho cá nhân, phe nhóm, như: quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “trục lợi tâm linh” [18], kể cả trục lợi trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dưới vỏ bọc “du lịch tâm linh” [19], danh hiệu “Nữ hoàng văn hoá tâm linh” [20]; ngoài ra, có không ít các hành vi “phản văn hoá trong các hoạt động tín ngưỡng” [21], “phản cảm tại các di sản văn hoá” [22], hay “hành vi lố lăng, vô ý thức để chụp ảnh nghịch ngợm [23];.v.v..Những khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hoá tâm linh, đạo đức, lối sống xuống cấp như được nêu ra ở trên đã trở thành rào cản, tác động tiêu cực đến sự phát triển con người, xã hội, quốc gia.

Đề xuất giải pháp khắc phục

Để khắc phục các khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh như được phân tích ở trên, theo tác giả bài viết, cần phải thực hiện một số giải pháp đổi mới tư duy về nghiên cứu khoa học, khái niệm văn hoá, tâm linh, văn hoá tâm linh như sau:

Một là, đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học. Tư duy là khái niệm biểu hiện hoạt động trí tuệ của con người. Tư duy đúng đắn phụ thuộc vào “cách thức tư duy” – khái niệm biểu hiện tính chất xây dựng mục tiêu, bản chất đề ra phương pháp thực hiện mục tiêu và thực chất xác định nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu. Mô hình cấu trúc của tư duy có thể được biểu thị như sau: Bản chất tư duy theo quy luật – Thực chất tư duy theo quy luật, hiện thực khách quan – Tính chất tư duy khách quan. Tức tư duy đúng đắn được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa xây dựng mục tiêu, đề ra phương pháp thực hiện và xác định nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các công dân, nhà khoa học chỉ tư duy dựa trên cơ sở quy luật khách quan chứ không dựa trên cơ sở hiện thực khách quan. Do vậy, đổi mới tư duy về nghiên cứu khoa học tức là cần phải đổi mới tư duy trong giáo dục; nâng cao tư duy nhận thức cho công dân, nhà khoa học về quy luật và hiện thực khách quan, biết cách xây dựng mục tiêu, đề ra phương pháp thực hiện, xác định nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu. Đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học như vậy là giải pháp để nâng cao hiểu biết cách thức tư duy của công dân, nhà khoa học trong học tập, làm việc và nghiên cứu.

Hai là, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá. Khái niệm nói chung, khái niệm văn hoá nói riêng được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: “bản chất bên trong (động từ) – thực chất ở giữa (danh từ) – tính chất bên ngoài (tính từ)” [24]. Tính chất tính từ là nói về ngoại diên bên ngoài khái niệm; bản chất động từ là nói về nội hàm bên trong khái niệm; còn thực chất danh từ là nói về hiện thực toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong khái niệm. Sinh thời, Hồ Chí Minh nhận thức rằng: “Khái niệm không phải là hiện tượng lẻ tẻ, là quan hệ bên ngoài nữa, khái niệm là đã nắm được cái bản chất, cái toàn diện, và quan hệ bên trong của mọi việc” [25]. Theo đó, mối liên hệ giữa các mặt bên ngoài, bên trong, toàn diện ở giữa của khái niệm văn hoá có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất nội hàm bên trong (học văn hoá) – Thực chất hiện thực toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong (văn hoá) – Tính chất ngoại diên bên ngoài (văn hoá học). Tính chất bên ngoài, hay khái niệm văn hoá học biểu hiện phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân; bản chất bên trong, hay khái niệm học văn hoá biểu hiện vật thể, vật chất sống của các nhóm; còn thực chất hiện thực toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong, hay khái niệm văn hoá biểu hiện thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Điều đó có nghĩa, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tức là cần phải giáo dục công dân nhận thức rõ văn hoá là khái niệm biểu hiện bản chất sự thật về học văn hóa, thực chất thật về văn hóa, tính chất thật sự về văn hoá học dựa trên cơ sở của mô hình cấu trúc như sau: “bản chất sự thật – thực chất thật – tính chất thật sự” [26].Đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá như vậy là giải pháp để nâng cao ý thức sống, hay sống có ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội, cũng như trong phòng, chống các loại giặc ngoại xâm, nội xâm, giặc ở “trong lòng” về văn hoá đang có biểu hiện ngày càng tinh vi.

Ba là, đổi mới tư duy về khái niệm tâm linh. Nhận thức đúng đắn khái niệm tâm linh phụ thuộc vào công dân, nhà khoa học hiểu biết rõ mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa tính chất, bản chất, thực chất của tâm linh. Mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất tâm vật – Thực chất tâm linh – Tính chất tâm lý. Tính chất tâm lý biểu hiện sự thật tâm của các cá nhân; bản chất tâm vật biểu hiện sự chân tâm của các nhóm; thực chất tâm linh biểu hiện sự chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Do vậy, đổi mới tư duy về khái niệm tâm linh tức là cần phải giáo dục công dân nhận thức rõ tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất sự chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng.Đổi mới tư duy về khái niệm tâm linh như vậy là giải pháp để nâng cao đức tính trung thực, sống chân thật của mỗi công dân trong cộng đồng, quốc gia; ngăn chặn các biểu hiện phản tâm linh khi nhiều địa phương đua nhau xây dựng nhiều đền, chùa, miếu, mộ to, cao, đồ sộ để trục lợi trong kinh doanh, gây lãng phí nhân lực, tài nguyên đất, nước, rừng của quốc gia.

Bốn là, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tâm linh. Khái niệm văn hoá tâm linh biểu hiện thực chất mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các khái niệm văn hoá và tâm linh. Trong mối liên hệ này, văn hoá là khái niệm biểu hiện bản chất đời sống vật chất hay vật chất sống chân tâm của các nhóm; tâm linh là khái niệm biểu hiện tính chất đời sống tinh thần hay tinh thần sống thật tâm của các cá nhân; còn văn hoá tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất đời sống văn hoá cộng đồng hay ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các nhà khoa học chỉ chú trọng vào nghiên cứu đời sống vật chất và đời sống tinh thần, chứ không chú trọng vào nghiên cứu đời sống văn hoá tâm linh, tức không chú trọng vào nghiên cứu ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Do vậy, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tâm linh tức là cần phải giáo dục công dân hiểu biết rõ thực chất ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tâm linh như vậy có thể được coi là giải pháp thiết thực để đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân còn nhiều khiếm khuyết về nhận thức các khái niệm nói chung, khái niệm văn hoá tâm linh nói riêng, nâng cao ý thức sống chân thật, hay sống có văn hoá tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Tài liệu tham khảo:

[1], [2], [3], [4], [6], [8], [9], [10], [13], [14] Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 454, 1100, 447, 896, 570, 176, 178, 1124, 1100, 897.

[5] https://phatgiao.org.vn/chan-tam-ban-tam-dao-tam-vay-tam-nay-la-tam-nao-d35717.html

[7] https://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/chi-tiet-tam-that-va-tam-gia-2418/

[11]CD-ROM Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, t. 10, tr. 399.

[12] https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-nghia-hoi-giao-cuc-doan-he-tu-tuong-nguy-hiem-nhat-cua-the-gioi-hien-dai.html

[15] https://giaoduc.net.vn/van-hoa/dao-duc-van-hoa-xuong-cap-tram-trong-chua-co-giai-phap-triet-de-post192332.gd

[16] https://baophapluat.vn/su-kien-ban-luan/xam-luoc-van-hoa-ro-rang-den-vay-sao-co-quan-van-hoa-khong-co-y-kien-gi-481373.html

[17] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 125.

[18] https://nguoidothi.net.vn/truc-loi-tam-linh-la-phan-van-hoa-phi-dao-duc-18924.html

[19]https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/ngan-chan-tinh-trang-truc-loi-tu-du-lich-tam-linh-349779

[20]https://viettimes.vn/nu-hoang-van-hoa-tam-linh-viet-nam-xin-mien-nhiem-chuc-pho-truong-ban-chong-hang-gia-360181.html

[21] https://laodong.vn/thoi-su/chan-chinh-hanh-vi-phan-van-hoa-trong-cac-hoat-dong-tin-nguong-661076.ldo

[22]https://nhandan.org.vn/cung-suy-ngam/ngan-chan-hanh-vi-phan-cam-tai-cac-di-san-van-hoa-371700/

[23] https://www.sggp.org.vn/hanh-vi-phan-cam-giua-khong-gian-van-hoa-593512.html

[24]http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-123029

[25]CD-ROM Hồ Chí Minh (2013), Sđd, t. 7, tr. 123.

[26] http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2651-doi-moi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay.html

[voice]

Khái niệm văn hóa tâm linh biểu hiện hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các mặt chủ yếu sau đây: bản chất văn hóa, tính chất tâm linh, thực chất văn hóa tâm linh. Từ cách thức tư duy như vậy, tác giả bài viết phân tích, luận giải, nêu ra định nghĩa văn hóa tâm linh, sự khiếm khuyết về nhận thức khái niệm này và đề xuất giải pháp khắc phục.

Nhận thức, định nghĩa khái niệm văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất tri thức “học thuật” [1] – tri thức khoa học do con người học tập, nghiên cứu mà có. Văn hóa tâm linh bao hàm các khái niệm văn hóa và tâm linh. Văn hoá là “khái niệm hẹp” (danh từ riêng) được hình thành từ các “khái niệm rộng” (danh từ chung) ghép lại là “văn” và “hóa”. Văn trong khái niệm văn hóa là nói về “hình thức ngôn ngữ” [2]; tức văn là khái niệm biểu hiện bản chất vật thể hay vật chất sống của các nhóm. Hóa trong khái niệm văn hóa là nói về sự “thay đổi thành cái khác” [3]; tức hóa là khái niệm biểu hiện tính chất phi vật thể hay phi vật chất (tinh thần) sống của các cá nhân. Giữa bản chất văn và tính chất hóa là thực chất “văn hóa” – khái niệm biểu hiện thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Khái niệm văn hóa có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất vật thể, vật chất sống – Thực chất thực thể, ý thức sống – Tính chất phi vật thể, tinh thần sống. Do vậy, văn hóa có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Từ mô hình cấu trúc và định nghĩa này cho thấy rằng, văn hóa là đối lập với “phản văn hóa” – khái niệm biểu hiện thực chất không có ý thức sống, hay sống không có văn hoá của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nói cách khác, văn hóa chính là ý thức sống của con người; khi con người sống chỉ có vật chất, tinh thần tức là con người sống thiếu ý thức, hay sống thiếu văn hoá.

Khái niệm tâm linh bao hàm các khái niệm rộng ghép lại là “tâm” và “linh”. Tâm trong khái niệm tâm linh là nói về “tấm lòng nhân ái” [4]; tức khái niệm tâm biểu hiện bản chất “từ bi” (chân tâm) [5], hay sống chân tâm của các nhóm; linh trong khái niệm tâm linh là nói về “linh hồn” (hồn người chết) [6]; tức khái niệm linh biểu hiện tính chất “tinh thần” (thật tâm) [7], hay sống thật tâm của các cá nhân. Giữa tâm và linh là tồn tại “tâm linh” – khái niệm biểu hiện thực chất sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Mô hình cấu trúc của tâm linh có thể được biểu thị như sau: Bản chất sống chân tâm của các nhóm – Thực chấtsống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng – Tính chất sống thật tâm của các cá nhân. Do vậy, tâm linh có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất đời sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Từ mô hình cấu trúc và định nghĩa này cho thấy rằng, tâm linh là đối lập với “giả dối” – khái niệm biểu hiện thực chất sống không chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nói cách khác, tâm linh chính là đời sống chân thật của con người; khi các cá nhân, nhóm, cộng đồng sống thiếu chân thật tức là quốc gia không có đời sống tâm linh.

Văn hóa và tâm linh là các khái niệm hẹp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; khi ghép lại, chúng sẽ hình thành nên khái niệm hẹp hơn là văn hoá tâm linh. Trong mối liên hệ giữa văn hoá và tâm linh, thì văn hóa là khái niệm biểu hiện bản chất vật chất sống chân tâm của các nhóm; tâm linh là khái niệm biểu hiện tính chất tinh thần sống thật tâm của các cá nhân; còn văn hoá tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Văn hoá tâm linh có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất văn hoá – Thực chất văn hoá tâm linh – Tính chất tâm linh. Do vậy,văn hoá tâm linh có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Từ mô hình cấu trúc và định nghĩa này cho thấy rằng, văn hóa tâm linh là đối lập với “phản văn hoá tâm linh” – khái niệm biểu hiện thực chất không có ý thức sống chân thật hay sống không có văn hoá tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Nói cách khác, văn hoá tâm linh chính là ý thức sống chân thật của con người; khi các cá nhân, nhóm, cộng đồng không có ý thức sống chân thật, tức là quốc gia không có đời sống văn hoá tâm linh; về thực chất, văn hoá tâm linh là biểu hiện của cái thiện, còn phản văn hoá tâm linh là biểu hiện của cái ác.

Nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh trên thế giới, ở Việt Nam

Trên thế giới, nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh còn nhiều khiếm khuyết, bởi các công dân, nhà khoa học chưa hiểu biết rõ thực chất mối liên hệ giữa bản chất quy luật, tính chất khách quan và thực chất quy luật, hiện thực khách quan của các khái niệm nói chung, khái niệm văn hóa tâm linh, phản văn hóa tâm linh nói riêng. Việc không nhận thức rõ mối liên hệ giữa bản chất, tính chất và thực chất của khái niệm phản văn hóa tâm linh có thể được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện các khuynh hướng “chủ nghĩa” phản văn hoá vào thế kỷ thứ XVII, hay tư tưởng lạc hậu, cực đoan, phản tiến bộ xuất hiện từ thời kỳ cổ đại cho đến nay. Chẳng hạn, phản văn hoá tâm linh trong tôn giáo, chính trị, xã hội có các chủ nghĩa, tư tưởng như: “chủ nghĩa duy tâm” (học thuyết cho rằng tinh thần, ý thức, tư duy, cái tâm lý là cái có trước, còn vật chất, tự nhiên, cái vật lí là cái có sau; đối lập với chủ nghĩa duy vật) [8]; “chủ nghĩa thần bí” (quan niệm con người có khả năng giao tiếp trực tiếp với cõi âm) [9]; “chủ nghĩa cá nhân” (đặt quyền lợi của cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, xã hội); tư tưởng “vô thần” (không tin có Thượng Đế) [10]; tư tưởng “sùng bái cá nhân” [11] (kính phục cá nhân đến mức như tôn thờ), hay tư tưởng lạc hậu, giả dối, bá quyền, phân biệt chủng tộc, khủng bố, “Hồi giáo Cực đoan” [12]. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay nhiều công dân, nhà khoa học còn chưa nhận thức rõ khái niệm văn hoá, tâm linh, ý thức, linh hồn, sự sống, cái chết là gì? Thậm chí không ít công dân, nhà khoa học cũng chưa hiểu rõ rằng, tại sao một tuần lại chỉ có 7 ngày mà không phải là 6 hay 8 ngày? Vì sao người theo đạo Phật ở một số quốc gia lại cúng tuần 49 (7×7) ngày đối với người thân sau khi mất? Những khiếm khuyết về tư tưởng, quan niệm, quan điểm, hay khuynh hướng chủ nghĩa được nêu ở trên có thể được coi là nguồn gốc dẫn đến tình trạng xung đột, chiến tranh suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm nay giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, tôn giáo, dân tộc, quốc gia; đồng thời là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, huỷ hoại môi trường sống, gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo, phân chia đẳng cấp xã hội, làm cho nhiều quốc gia tụt hậu, kém phát triển.

Khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh

Ở Việt Nam, nhận thức khái niệm văn hoá tâm linh cũng còn nhiều khiếm khuyết, bởi nhiều công dân, nhà khoa học chưa hiểu biết rõ tính chất, bản chất, thực chất của khái niệm nói chung, văn hoá, tâm linh nói riêng. Văn hoá đã không được các nhà khoa học nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống của con người, mà chỉ biểu hiện bản chất, tính chất “vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” hay “những hoạt động của con người nhằm thoả mãn đời sống tinh thần” [13]; còn tâm linh chỉ được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện tính chất “tâm hồn, tinh thần” hay “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [14]. Tức là, khái niệm văn hoá tâm linh đã chưa được các nhà khoa học làm sáng tỏ về tính chất tinh thần sống thật sự tồn tại ở bên ngoài xã hội, bản chất sự thật vật chất sống tồn tại ở bên trong tự nhiên và thực chất ý thức sống chân thật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới tự nhiên và xã hội. Việc không nhận thức rõ thực chất khái niệm văn hoá tâm linh có thể được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu vắng ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, nhìn về tính chất, bản chất cho thấy, di sản văn hoá vật thể hay vật chất sống, phi vật thể hay tinh thần sống đã được UNESCO công nhận ngày càng nhiều về số lượng kể từ khi bắt đầu đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, nhưng nhìn về thực chất, thì văn hoá thực thể hay ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng lại có xu hướng giảm sút. Thực tế hiện nay cho thấy, văn hoá, đạo đức, lối sống trong xã hội có biểu hiện “xuống cấp trầm trọng” [15]; nhiều công dân chỉ coi trọng đời sống vật chất, tinh thần, mà coi nhẹ đời sống văn hoá tâm linh, tức coi nhẹ ý thức sống chân thật của mình; nhiều công dân, nhà khoa học không nhận thức rõ được thực chất của các khái niệm liên quan đến văn hoá tâm linh, như: môi trường văn hoá, văn hoá thực thể, văn hoá lành mạnh, văn hoá tinh thần, văn hoá chính trị, văn hoá ngoại lai, hay “xâm lược văn hoá” [16]. Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII cũng đã nêu ra khiếm khuyết về ý thức sống, môi trường văn hoá biểu hiện thiếu lành mạnh của công dân như sau: “…thành quả trong lĩnh vực văn hoá chưa tương xứng; chưa đủ tầm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hoá lành mạnh. Đạo đức, lối sống có mặt đáng lo ngại. Đời sống văn hoá tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu… Môi trường văn hoá còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai,trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có triều hướng gia tăng. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao” [17].Khiếm khuyết về nhận thức thực chất văn hoá tâm linh còn được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện nhiều hiện tượng phản văn hoá tâm linh trong đời sống thực tiễn. Chẳng hạn, nhiều công chức, viên chức trong bộ máy công quyền, công dân ngoài xã hội đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp trong nền kinh tế thị trường để trục lợi cho cá nhân, phe nhóm, như: quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “trục lợi tâm linh” [18], kể cả trục lợi trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dưới vỏ bọc “du lịch tâm linh” [19], danh hiệu “Nữ hoàng văn hoá tâm linh” [20]; ngoài ra, có không ít các hành vi “phản văn hoá trong các hoạt động tín ngưỡng” [21], “phản cảm tại các di sản văn hoá” [22], hay “hành vi lố lăng, vô ý thức để chụp ảnh nghịch ngợm [23];.v.v..Những khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hoá tâm linh, đạo đức, lối sống xuống cấp như được nêu ra ở trên đã trở thành rào cản, tác động tiêu cực đến sự phát triển con người, xã hội, quốc gia.

Đề xuất giải pháp khắc phục

Để khắc phục các khiếm khuyết về nhận thức khái niệm văn hóa tâm linh như được phân tích ở trên, theo tác giả bài viết, cần phải thực hiện một số giải pháp đổi mới tư duy về nghiên cứu khoa học, khái niệm văn hoá, tâm linh, văn hoá tâm linh như sau:

Một là, đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học. Tư duy là khái niệm biểu hiện hoạt động trí tuệ của con người. Tư duy đúng đắn phụ thuộc vào “cách thức tư duy” – khái niệm biểu hiện tính chất xây dựng mục tiêu, bản chất đề ra phương pháp thực hiện mục tiêu và thực chất xác định nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu. Mô hình cấu trúc của tư duy có thể được biểu thị như sau: Bản chất tư duy theo quy luật – Thực chất tư duy theo quy luật, hiện thực khách quan – Tính chất tư duy khách quan. Tức tư duy đúng đắn được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất hệ thống tri thức học thuật về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa xây dựng mục tiêu, đề ra phương pháp thực hiện và xác định nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các công dân, nhà khoa học chỉ tư duy dựa trên cơ sở quy luật khách quan chứ không dựa trên cơ sở hiện thực khách quan. Do vậy, đổi mới tư duy về nghiên cứu khoa học tức là cần phải đổi mới tư duy trong giáo dục; nâng cao tư duy nhận thức cho công dân, nhà khoa học về quy luật và hiện thực khách quan, biết cách xây dựng mục tiêu, đề ra phương pháp thực hiện, xác định nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu. Đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học như vậy là giải pháp để nâng cao hiểu biết cách thức tư duy của công dân, nhà khoa học trong học tập, làm việc và nghiên cứu.

Hai là, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá. Khái niệm nói chung, khái niệm văn hoá nói riêng được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: “bản chất bên trong (động từ) – thực chất ở giữa (danh từ) – tính chất bên ngoài (tính từ)” [24]. Tính chất tính từ là nói về ngoại diên bên ngoài khái niệm; bản chất động từ là nói về nội hàm bên trong khái niệm; còn thực chất danh từ là nói về hiện thực toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong khái niệm. Sinh thời, Hồ Chí Minh nhận thức rằng: “Khái niệm không phải là hiện tượng lẻ tẻ, là quan hệ bên ngoài nữa, khái niệm là đã nắm được cái bản chất, cái toàn diện, và quan hệ bên trong của mọi việc” [25]. Theo đó, mối liên hệ giữa các mặt bên ngoài, bên trong, toàn diện ở giữa của khái niệm văn hoá có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất nội hàm bên trong (học văn hoá) – Thực chất hiện thực toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong (văn hoá) – Tính chất ngoại diên bên ngoài (văn hoá học). Tính chất bên ngoài, hay khái niệm văn hoá học biểu hiện phi vật thể, phi vật chất sống của các cá nhân; bản chất bên trong, hay khái niệm học văn hoá biểu hiện vật thể, vật chất sống của các nhóm; còn thực chất hiện thực toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong, hay khái niệm văn hoá biểu hiện thực thể, ý thức sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Điều đó có nghĩa, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tức là cần phải giáo dục công dân nhận thức rõ văn hoá là khái niệm biểu hiện bản chất sự thật về học văn hóa, thực chất thật về văn hóa, tính chất thật sự về văn hoá học dựa trên cơ sở của mô hình cấu trúc như sau: “bản chất sự thật – thực chất thật – tính chất thật sự” [26].Đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá như vậy là giải pháp để nâng cao ý thức sống, hay sống có ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội, cũng như trong phòng, chống các loại giặc ngoại xâm, nội xâm, giặc ở “trong lòng” về văn hoá đang có biểu hiện ngày càng tinh vi.

Ba là, đổi mới tư duy về khái niệm tâm linh. Nhận thức đúng đắn khái niệm tâm linh phụ thuộc vào công dân, nhà khoa học hiểu biết rõ mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa tính chất, bản chất, thực chất của tâm linh. Mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu thị ở mô hình cấu trúc như sau: Bản chất tâm vật – Thực chất tâm linh – Tính chất tâm lý. Tính chất tâm lý biểu hiện sự thật tâm của các cá nhân; bản chất tâm vật biểu hiện sự chân tâm của các nhóm; thực chất tâm linh biểu hiện sự chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Do vậy, đổi mới tư duy về khái niệm tâm linh tức là cần phải giáo dục công dân nhận thức rõ tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất sự chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng.Đổi mới tư duy về khái niệm tâm linh như vậy là giải pháp để nâng cao đức tính trung thực, sống chân thật của mỗi công dân trong cộng đồng, quốc gia; ngăn chặn các biểu hiện phản tâm linh khi nhiều địa phương đua nhau xây dựng nhiều đền, chùa, miếu, mộ to, cao, đồ sộ để trục lợi trong kinh doanh, gây lãng phí nhân lực, tài nguyên đất, nước, rừng của quốc gia.

Bốn là, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tâm linh. Khái niệm văn hoá tâm linh biểu hiện thực chất mối liên hệ theo quy luật, hiện thực khách quan giữa các khái niệm văn hoá và tâm linh. Trong mối liên hệ này, văn hoá là khái niệm biểu hiện bản chất đời sống vật chất hay vật chất sống chân tâm của các nhóm; tâm linh là khái niệm biểu hiện tính chất đời sống tinh thần hay tinh thần sống thật tâm của các cá nhân; còn văn hoá tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất đời sống văn hoá cộng đồng hay ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các nhà khoa học chỉ chú trọng vào nghiên cứu đời sống vật chất và đời sống tinh thần, chứ không chú trọng vào nghiên cứu đời sống văn hoá tâm linh, tức không chú trọng vào nghiên cứu ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Do vậy, đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tâm linh tức là cần phải giáo dục công dân hiểu biết rõ thực chất ý thức sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Đổi mới tư duy về khái niệm văn hoá tâm linh như vậy có thể được coi là giải pháp thiết thực để đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân còn nhiều khiếm khuyết về nhận thức các khái niệm nói chung, khái niệm văn hoá tâm linh nói riêng, nâng cao ý thức sống chân thật, hay sống có văn hoá tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Tài liệu tham khảo:

[1], [2], [3], [4], [6], [8], [9], [10], [13], [14] Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 454, 1100, 447, 896, 570, 176, 178, 1124, 1100, 897.

[5] https://phatgiao.org.vn/chan-tam-ban-tam-dao-tam-vay-tam-nay-la-tam-nao-d35717.html

[7] https://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/chi-tiet-tam-that-va-tam-gia-2418/

[11]CD-ROM Hồ Chí Minh (2013), Toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, t. 10, tr. 399.

[12] https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-nghia-hoi-giao-cuc-doan-he-tu-tuong-nguy-hiem-nhat-cua-the-gioi-hien-dai.html

[15] https://giaoduc.net.vn/van-hoa/dao-duc-van-hoa-xuong-cap-tram-trong-chua-co-giai-phap-triet-de-post192332.gd

[16] https://baophapluat.vn/su-kien-ban-luan/xam-luoc-van-hoa-ro-rang-den-vay-sao-co-quan-van-hoa-khong-co-y-kien-gi-481373.html

[17] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 125.

[18] https://nguoidothi.net.vn/truc-loi-tam-linh-la-phan-van-hoa-phi-dao-duc-18924.html

[19]https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/ngan-chan-tinh-trang-truc-loi-tu-du-lich-tam-linh-349779

[20]https://viettimes.vn/nu-hoang-van-hoa-tam-linh-viet-nam-xin-mien-nhiem-chuc-pho-truong-ban-chong-hang-gia-360181.html

[21] https://laodong.vn/thoi-su/chan-chinh-hanh-vi-phan-van-hoa-trong-cac-hoat-dong-tin-nguong-661076.ldo

[22]https://nhandan.org.vn/cung-suy-ngam/ngan-chan-hanh-vi-phan-cam-tai-cac-di-san-van-hoa-371700/

[23] https://www.sggp.org.vn/hanh-vi-phan-cam-giua-khong-gian-van-hoa-593512.html

[24]http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-123029

[25]CD-ROM Hồ Chí Minh (2013), Sđd, t. 7, tr. 123.

[26] http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2651-doi-moi-tu-duy-nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay.html

[voice]