Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của bánh tét

Nguồn gốc của bánh tétTừ “thuở mang gươm đi mở cõi” ở vùng đất phương Nam, người Việt đã có cơ hội tiếp thu không chỉ văn hoá mà còn là nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người Chăm Pa.Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét mà […]

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Nguồn gốc của bánh tét

Từ “thuở mang gươm đi mở cõi” ở vùng đất phương Nam, người Việt đã có cơ hội tiếp thu không chỉ văn hoá mà còn là nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người Chăm Pa.

Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, chiếc bánh tét mà ngày nay người miền Nam và miền Trung vẫn hay nấu mỗi dịp Tết, ra đời từ sự hình tượng hóa Linga của thần Shiva theo tín ngưỡng người Chăm.

Hơn nữa, nhờ tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa, mà ta có bánh tét của ngày hôm nay.

Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của bánh tét

Ngoài nguồn gốc trên, còn có một gia thoại khác kể rằng vào thời Vua Quang Trung đánh giặc Thanh vào mùa xuân năm 1789, khi cho quân nghỉ ngơi, nhà vua được một người lính mời và đã được nếm thử chiếc bánh lạ này.

Thấy được tình yêu thương với người vợ, với quê nhà và chiếc bánh của người lính, từ đó, vua ra lệnh cho mọi người gói bánh này ăn vào dịp Tết và gọi là bánh Tết. Qua thời gian, tên gọi của bánh được đọc lái thành bánh tét như ngày nay.

Đặc điểm của bánh tét

Với hình dáng trụ tròn cao khoảng 20 – 25cm, bánh tét còn được gọi là bánh đòn vì vẻ bề ngoài của nó. Bánh được gói bằng lá chuối còn tươi, nguyên vẹn và xanh mướt, quấn chặt xung quanh bằng gân lá. Thông thường, hai đòn bánh tét sẽ được nối với nhau bằng gân lá chuối thành một cặp.

Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của bánh tét

Có điểm tương đồng với bánh chưng về phần nhân bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, chỉ khác với lớp lá chuối bên ngoài. Ngoài ra, bánh tét còn được gói chay với nhân đậu xanh, đậu đen hay chuối với đủ mọi kích cỡ khác nhau, vô cùng đa dạng.

Ý nghĩa của bánh tét

Thể hiện truyền thống dân tộc

Vào những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng, ấm lòng người lính nơi tiền tuyến, giúp họ chuyên tâm đánh giặc hơn.

Nhờ chiếc bánh đó, tình cảm của vợ chồng giành cho nhau càng thêm khắng khít, tình yêu dành cho quê hương càng nồng đượm hơn.

Vua Quang Trung không chỉ có tài đánh giặc giỏi, ngài còn là người biết nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh cho nấu nên những chiếc bánh Tết này mỗi dịp Tết để nhắc nhở con cháu đời sau phải biết quý trọng hơn về cội nguồn của mình.

Thể hiện sự bao bọc, yêu thương

Vào những ngày giáp Tết, hình ảnh bà và mẹ tỉ mẩn gói đừng đòn bánh tét, đặt trọn tình yêu thương vào những chiếc bánh mà mình làm ra.

Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của bánh tét

Từng lớp bánh bao bọc lấy nhau, đậu bọc lấy nhân, nếp bọc lấy đậu và lớp lá chuối thơm lừng bao lấy cả đòn bánh một cách nhẹ nhàng, nâng niu như tình cảm của người mẹ bao bọc lấy đàn con của mình.

Bánh tét có thể được làm và được ăn suốt năm, nhưng chiếc bánh tét ngày Tết mới thật ý nghĩa. Cũng giống như người mẹ nào cũng mong con về nhà, nhất là những dịp Tết đến Xuân sang.

Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc

Mỗi một nguyên liệu được gói trong bánh tét đại diện cho một nguyên liệu cần thiết trong đời sống. Thịt mỡ, đậu xanh và nếp được quyện chặt vào nhau, tạo nên một món bánh mà người Nam bộ nào cũng yêu thích.

Những khoanh bánh tét được cắt ra bằng gân lá, lộ rõ phần nhân đầy đặn bên trong rồi trang trọng đặt lên bàn thờ, mâm cúng của người dân với mong ước năm nào cũng được ấm no, hạnh phúc và đủ đầy.

Updated: 06/06/2022 — 8:43 sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *