Bà la môn

Điểm tương đồng giữa học thuyết Bà-la-môn và đạo lý Phật giáo

Học thuyết Bà-la-môn và đạo lý Phật giáo có những điểm tương đồng nào? Hãy cùng Vanhoatamlinh.com đi tìm hiểu trong bài viết này.

1011

Cùng sinh trưởng trên cái nôi văn minh nhân loại, đồng thời giáo chủ của đạo Phật thuở thiếu niên đã từng được nuôi dạy và học thuộc lòng các bộ kinh Veda – kim chỉ nam và là đường hướng tu hành quan trọng của hệ thống triết học Bà-la-môn. Vì thế, nếu nói Phật giáo và Bà-la-môn giáo không có điểm tương đồng thì không chính xác ít nhất là về mặt ngôn từ. Vậy học thuyết Bà-la-môn và đạo lý Phật giáo tương đồng ở điểm:

– Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ chúng sinh được giải thoát khỏi những đau khổ ấy.

– Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù Bà-la-môn giáo vẫn cho rằng con người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối.

– Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là những nguyên nhân đưa con người vào vòng sinh tử luân hồi.

– Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân duyên nghiệp báo chi phối cuộc sống con người.

– Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể tránh khỏi khi cả hai cùng phát triển trên một mảnh đất của triết lý này.

Điểm tương đồng giữa học thuyết Bà-la-môn và đạo lý Phật giáo

Tất cả những điểm trên đây, dù chưa được đầy đủ, nhưng rõ ràng là một sự thật không thể nào chối cải được. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cho rằng Phật giáo là một phần của hệ tư tưởng Bà-la-môn như có nhiều người đã lầm tưởng.

Vì sao? Vì dù đã phát triển chậm hơn và phải chịu những tác động của hệ tư tưởng này nhưng Phật giáo vẫn không ngừng thể hiện mình trong toàn bộ những gì còn để lại của nền triết học Ấn Độ. Và để phản ánh được những cái riêng của mình trong một tổng thể to lớn của nền văn minh Ấn Độ ngàn năm, Phật giáo đã phải thể hiện mình ở những nét đặc sắc nhất.

Chính những nét đặc sắc đó đã nói lên rằng giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo vẫn là hai trào lưu tư tưởng với hai mục đích khác nhau, nhưng lại giống nhau ở xu hướng. Đó là khẳng định khả năng thành tựu mục đích tối hậu của con người ở sự giải thoát khỏi mọi khổ đau, nhưng để đạt được mục đích đó thì mỗi trào lưu lại đưa ra một phong cách rất khác nhau như đã phân tích ở trên. Và chính phong cách ấy đã tạo nên sự dị biệt giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo.

2 ( 1 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục
Bài viết mới
Xem thêm