Văn hóa tâm linh

Thiền viện Viên Không ở Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu

Thiền viện Viên Không tọa lạc trên một ngọn núi giáp ranh giữa 2 xã Tân Hòa và Tóc Tiên thuộc khu 2, ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.

1088

Thiền viện Viên Không hiện là nơi tu tập của hơn 30 Tăng sĩ Phật giáo Nguyên thủy, và là nơi quay về nương tựa tâm linh của hơn..(số lượng)…cư sĩ Phật giáo, những người đã chọn giáo lý Nguyên thủy làm căn bản hành trì.

Viên Không là gì ?

Viên Không – hai con chữ tưởng như trái ngược, nhưng lại bù đắp cho nhau một cách trọn vẹn: Viên là Không, Không là Viên; Sự Viên mãn trong cái Không-có-gì, Không-là-gì; Và, khi Không-còn-là-gì, Không-còn-có-gì, Không-còn-muốn-gì, ta sẽ thấy thật đủ đầy, viên mãn. Đây có lẽ là một bài học lớn, một mục tiêu lớn mà toàn thể những con người nơi đất Phật này ngày đêm hướng đến: hóa Không để được..

Lịch sử xây dựng thiền viện Viên Không

Trước đây, Hòa thượng Viên Minh thấy ở Bửu Long không có nhiều chỗ cho chư tăng hành thiền nên có ý tìm đất xây thêm một nơi cho chư tăng tu tập. Năm 1987, ngài thấy mảnh đất này thích hợp nên ngài cho xây ngôi thiền viện lấy tên Viên Không.

Năm 1998, Hòa thượng Viên Minh lập Thiền viện Viên Không để có nơi rộng rãi cho chư tăng, tu nữ tu tập. Nhưng sau đó, theo luật của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì tăng và ni không được ở chung một chùa, phải chia làm hai khu vực tách rời nên ngài mua thêm một miếng đất để lập ni viện vào năm 1999.

Thiền viện Viên Không ở Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu

Diện tích đất Viên Không không kể đất trồng rừng là 20 mẫu với các công trình chánh điện, liêu cốc, nhà ăn. Hiện nay, chùa có khoảng 12 vị sư đang trú ngụ và chuyên về hành thiền.

Tổng quan Kiến trúc Thiền viện Viên Không

Không gian bên ngoài Chánh điện thoáng đãng, xanh mát, đẹp mắt với những con đường đá uốn lượn, đó đây thấp thoáng những con dốc nhỏ dẫn sâu vào núi, trên những con đường nên thơ này, liêu cốc của chư Sư được xây dựng một cách tận tâm và ý nhị.

Thiền viện Viên Không ở Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu

Cách Chánh điện hơn năm trăm thước, chỗ lối vào chính là dãy nhà khách hai tầng với lối kiến trúc giản dị, tông màu vàng-nâu chủ đạo của Thiền môn nổi bật trên nền đá xám bên dưới, nét nghiêm nghị của dãy nhà bỗng mềm mại hơn khi hòa lẫn với màu xanh của cây cối chung quanh. Đây là nơi nghỉ chân, lưu trú của khách khi đến viếng thăm hay tu học tại thiền viện, bên dưới là dãy phòng dành cho Phật tử nữ; tầng một được dùng làm Tăng xá và phòng học vào các ngày trong tuần.

Các phòng tuy nhỏ nhưng luôn thoáng, sạch, được thiền viện trang bị chu đáo những vật dụng cần thiết, tạo điều kiện rất tốt cho Phật tử đến thăm viếng hay tu học.

Trụ trì Thiền viện Viên Không là ai?

Thiền viện Viên Không hiện được sự dẫn dắt của Tỳ khưu Pháp Thông – một Tam tạng Pháp sư Nguyên thủy của Phật giáo Việt Nam – người vẫn đang cố gắng gìn giữ truyền thống tu tập của đạo Phật gốc qua việc hành trì và giáo huấn hàng hậu học. Người đã giúp chuyển ngữ rất nhiều đầu sách có giá trị của các vị thiền sư, học giả trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, góp phần đưa người học Phật đến gần hơn với những lời dạy quý giá của đức Phật hơn 2000 năm trước.

Hoạt động tại Thiền viện Viên Không

Năm 2013, Sư cô Liễu Pháp về đây quản lý và đưa ni viện vào hoạt động một cách chủ động với những thời khóa, ngày lễ như một ngôi chùa. Trước đây, ni viện có khoảng 5 cô tu nữ, nay, ni viện có 20 cô đang trú ngụ và tu học. Các thời khóa sinh hoạt của ni viện bắt đầu từ 4 giờ 30 sáng đến 22 giờ. Lớp học được tổ chức với các môn dạy về Luật do Hòa thượng Viên Minh hướng dẫn và Vi Diệu Pháp do Sư cô Liễu Pháp hướng dẫn. Các học viên phải học theo giáo trình tiếng Pāli, Anh và Việt để sát với kinh điển truyền thống và có ngoại ngữ phục vụ việc du học sau này. Sở dĩ ở đây bắt buộc phải học tiếng Anh ngay cả luật tỳ kheo vì ở Việt Nam hiện giờ chưa có tổ chức giới đàn tỳ kheo ni của Nam Tông nên mấy cô phải qua nước ngoài thọ giới. Khi qua bên đó phải có kỳ thi Luật bằng tiếng Anh. Trước khi thọ giới, các cô có khóa học 1 tuần bằng tiếng Anh, đến cuối khóa thì thi. Một tuần qua học thì không thể có chất lượng nên trước khi cho mấy cô đi thi phải được học ở nhà trước. Cho nên học tiếng Pāli, Anh, Việt là nhu cầu cần thiết.

Những ngày lễ lớn tại đây đều có thọ đầu đà giống các chùa lớn. Tháng giêng vừa rồi ở đây có thọ đầu đà buổi tối thứ 7, ngày 13 âm lịch. Vì chùa xa cho nên không thể chọn ngày cố định được mà làm lễ gì cũng phải chọn vào thứ 7, chủ nhật gần nhất của ngày lễ đó. Rằm tháng 4 cũng vậy, ni viện chọn ngày thứ 7, chủ nhật nào gần nhất ngày rằm tổ chức lễ thọ đầu đà. Tại vườn thiền, mỗi tháng có khóa tu 1 ngày an lạc vào thứ 7, chủ nhật.

Thiền viện Viên Không ở Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu

Đặc biệt, ni viện có tổ chức khóa tu học mùa hè cho các em thiếu nhi. Ni viện không có Phật tử địa phương vì đa số người dân xung quanh theo Thiên chúa giáo nên quý cô tổ chức bằng cách thông báo trên mạng cho các nơi về tham dự. Năm 2015 là khóa tu đầu tiên có sự tham dự của 50 em thiếu nhi ở các tỉnh Đà Nẵng, Mỹ Tho, Huế, Sài Gòn. Các em ở 1 tuần đầu tháng 6, ngày 1 tháng 6, các em nghỉ hè, ăn tết thiếu nhi xong thì ngày 2 lên chùa ở 1 tuần rồi về giống như trại hè. Năm nào cũng cố định ngày đó, từ ngày 2 tháng 6 tới 9 tháng 6.

0 ( 0 bình chọn )

Văn hóa tâm linh
https://vanhoatamlinh.com
Tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Phong tục tập quán, tín ngưỡng (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Mẫu).
Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chuyên mục

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Chuyên mục

Bài viết mới
Xem thêm