Phật giáo

Phật Tổ Như Lai là ai?

Phật Tổ Như Lai là trên gọi khác của Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo. Như Lai là một danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni.

1796

Không chỉ Phật tử trên thế giới mà ngay cả những người không theo đạo chắc chắn đã gặp hình ảnh Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ được tạc khắc thành tượng hay phác họa trên tranh ảnh, trưng bày nhiều ở nơi thờ cúng của Phật giáo trong các triều đại lịch sử hàng trăm, nghìn năm trước.

Phật Tổ Như Lai là ai?

Dựa theo những tài liệu của Phật giáo, Phật Tổ Như Lai hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại tiểu vương quốc Shakya (Thích-Ca), ngày nay thuộc đất nước Ấn Độ. Ngài vốn là là Thái Tử Tất Đạt Đa – Người có xuất thân Cao quý nhất triều đại. Từ nhỏ Thái Tử Tất Đạt Đa đã sống trong nhung lụa, được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu khổ cứu nạn nhân gian và sáng lập nên Phật giáo.

Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã tự giác ngộ chân lý cho bản thân, giải thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đồng thời Phật Tổ Như Lai đã truyền bá những triết lý ấy cho con người ở trần gian để họ được giải thoát khỏi khổ đau, hướng tới những điều tốt đẹp. Những lời dạy của Phật Tổ Như Lai ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trải qua thời gian, bài giảng về cuộc đời và giới luật Phật Tổ Như Lai đã giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Không chỉ Phật tử trên thế giới mà ngay cả những người không theo đạo chắc chắn đã gặp hình ảnh Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ được tạc khắc thành tượng hay phác họa trên tranh ảnh, trưng bày nhiều ở nơi thờ cúng của Phật giáo trong các triều đại lịch sử hàng trăm, nghìn năm trước.

Phật Tổ Như Lai là ai?

Dựa theo những tài liệu của Phật giáo, Phật Tổ Như Lai hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại tiểu vương quốc Shakya (Thích-Ca), ngày nay thuộc đất nước Ấn Độ. Ngài vốn là là Thái Tử Tất Đạt Đa – Người có xuất thân Cao quý nhất triều đại. Từ nhỏ Thái Tử Tất Đạt Đa đã sống trong nhung lụa, được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu khổ cứu nạn nhân gian và sáng lập nên Phật giáo.

Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã tự giác ngộ chân lý cho bản thân, giải thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đồng thời Phật Tổ Như Lai đã truyền bá những triết lý ấy cho con người ở trần gian để họ được giải thoát khỏi khổ đau, hướng tới những điều tốt đẹp. Những lời dạy của Phật Tổ Như Lai ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trải qua thời gian, bài giảng về cuộc đời và giới luật Phật Tổ Như Lai đã giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Phật giáo

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Đó chính là người sáng lập ra Phật giáo và là người truyền bá đạo Phật tới khắp nơi trên thế giới.

2174

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Thế nhưng, nhiều Phật tử lại chưa biết rõ về lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như không hiểu tại sao Ngài lại có nhiều tên gọi như vậy. Nhiều người còn nhầm lẫn với các vị Phật khác trong Phật giáo.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài chính là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Hoàng tử ra đời vào năm 624 TCN. Sau khi thấu rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như sự thanh thản của các vị tu sĩ, ngài đã quyết tâm bước vào con đường tu hành, trải qua muôn sự khó khăn, thử thách và đạt thành chính đạo, trở thành vị Phật đầu tiên đặt mầm móng cho Phật Giáo trở về sau.

Tên gọi khác của Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai

Phật Như Lai chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca.

“Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. Như hay còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người đã thấu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca, nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác nhau như Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai,…

Đức Thế tôn

Đức Thế tôn cũng là một tôn hiệu khác của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế Tôn là từ mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả, đức cao vọng trọng. Các Tăng sĩ cũng như tín đồ Phật giáo sau này cùng dùng cái tên Thế Tôn khi gọi Đức Thích Ca Mâu Ni như một cách bày tỏ lòng cung kính.

Chúng ta vẫn thường nghe “Bạch Thế Tôn…” vô cùng tôn kính. Phật Thích Ca là nhân vật có đức hạnh vẹn toàn, công đức vô lượng, là thầy của mười phương ba cõi, há còn lý do gì mà không phải là Thế Tôn?

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Thế nhưng, nhiều Phật tử lại chưa biết rõ về lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như không hiểu tại sao Ngài lại có nhiều tên gọi như vậy. Nhiều người còn nhầm lẫn với các vị Phật khác trong Phật giáo.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài chính là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Hoàng tử ra đời vào năm 624 TCN. Sau khi thấu rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như sự thanh thản của các vị tu sĩ, ngài đã quyết tâm bước vào con đường tu hành, trải qua muôn sự khó khăn, thử thách và đạt thành chính đạo, trở thành vị Phật đầu tiên đặt mầm móng cho Phật Giáo trở về sau.

Tên gọi khác của Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Như Lai

Phật Như Lai chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca.

“Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. Như hay còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người đã thấu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca, nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác nhau như Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai,…

Đức Thế tôn

Đức Thế tôn cũng là một tôn hiệu khác của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế Tôn là từ mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả, đức cao vọng trọng. Các Tăng sĩ cũng như tín đồ Phật giáo sau này cùng dùng cái tên Thế Tôn khi gọi Đức Thích Ca Mâu Ni như một cách bày tỏ lòng cung kính.

Chúng ta vẫn thường nghe “Bạch Thế Tôn…” vô cùng tôn kính. Phật Thích Ca là nhân vật có đức hạnh vẹn toàn, công đức vô lượng, là thầy của mười phương ba cõi, há còn lý do gì mà không phải là Thế Tôn?