Văn hóa tâm linh

Thắp hương trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa gì?

Tại sao khi thờ cúng ông bà tổ tiên thì phải thắp hương? Việc làm này mang ý nghĩa gì? Mời độc giả đọc hết bài viết này để hiểu rõ.

1566

Tại sao khi thờ cúng ông bà tổ tiên thì phải thắp hương? Việc làm này mang ý nghĩa gì? Mời độc giả đọc hết bài viết này để hiểu rõ.

Ý nghĩa của việc thắp hương

Việc thắp hương trên bàn thờ gia tiên đã trở thành phong tục, tập quán, thành một nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cứ đến dịp lễ tết hay có những việc trọng đại của gia đình thì việc thắp hương đã thành thông lệ, đã ăn sâu vào đời sống của những người dân Việt Nam. Việc làm này đã trở thành một nét đẹp truyền thống, gần gũi, giản dị và thiêng liêng với mỗi người dân Việt.

Thắp hương trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa gì?
Người thắp hương trên bàn thờ gia tiên thường là đàn ông trong gia đình

Bát hương được xem là nơi mà tổ tiên trú ngụ, nên cũng là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu, của những người đang sống đới với những người đã khuất. Vì vậy cứ đến ngày lễ tết, ngày rằm, mùng một thì hầu hết tất cả các gia đình đều thắp hương để tưởng nhớ đến tổ tiên và còn mong ước tổ tiên sẽ phù hộ, sức khỏe, sự may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.

Ngoài những ngày lễ Tết thì mỗi khi gia đình có việc gì trọng đại như: đám cưới, đám ma, giỗ chạp, động thổ, chuyển nhà… đều chuẩn bị lễ nạp để thắp hương báo cáo tổ tiên. Trong tâm thức của người Việt Nam thì họ đều tin rằng, khi nén hương thắp lên như là một nhịp cầu nối giữa hai thế giới âm dương với nhau.

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ?

Khi nén hương thắp lên được xem là sợi dây kết nối giữa những người trên trần gian với thế giới tâm linh, và tấm lòng của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Theo quan niệm xưa thì mỗi khi thắp hương dâng lên gia tiên thì cần có hương thơm, đèn nến, hoa trái tươi, nước là đủ, hoặc thêm những lễ vật khác nữa là tùy tâm của con cháu. Nhưng cho dù là lễ nạp có đơn sơ nhưng chỉ cần con cháu thể hiện tấm lòng thành kính là đủ, còn cho dù có mâm cao cỗ đầy đi chăng nữa nhưng con cháu không thành tâm thì lễ nạp đó cũng trở thành vô nghĩa.

Thông thường trong các lễ cúng thì phải thắp ba tuần hương mới được hạ lễ. Tương ứng với khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút là được tùy theo vòng hương hay nén hương ngắn, dài khác nhau.

Lưu ý khi thắp hương

Có nhiều loại hương được bày bán trên thị trường hiện nay, khi mua hương để thắp chúng ta cần phải chọn những loại hương được làm từ chất liệu tự nhiên, không độc hại để khi đốt hương đảm bảo sức khỏe cho con người. Và khi thắp hương trên bàn thờ gia tiên hay bất cứ ở đâu các bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.

– Khi thắp hương thì nên cắm nén thẳng đứng, chứ không nên cắm lệch, xiên.

– Khi thắp hương nếu không may bị tắt, thì nên để nguyên nén hương ở vị trí đó và đốt tiếp cho hương cháy hết là được.

– Nên thắp hương ở nơi kín gió, để tránh hương bị tắt giữa chừng.

– Không được dùng hương giả cắm vào bát hương, cũng không nên lạm dụng đốt hương quá nhiều, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.

– Không nên cắm hương trực tiếp vào đồ ăn sẽ gây ra ngộ độc nếu ăn phải.

Tại sao khi thờ cúng ông bà tổ tiên thì phải thắp hương? Việc làm này mang ý nghĩa gì? Mời độc giả đọc hết bài viết này để hiểu rõ.

Ý nghĩa của việc thắp hương

Việc thắp hương trên bàn thờ gia tiên đã trở thành phong tục, tập quán, thành một nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cứ đến dịp lễ tết hay có những việc trọng đại của gia đình thì việc thắp hương đã thành thông lệ, đã ăn sâu vào đời sống của những người dân Việt Nam. Việc làm này đã trở thành một nét đẹp truyền thống, gần gũi, giản dị và thiêng liêng với mỗi người dân Việt.

Thắp hương trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa gì?
Người thắp hương trên bàn thờ gia tiên thường là đàn ông trong gia đình

Bát hương được xem là nơi mà tổ tiên trú ngụ, nên cũng là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu, của những người đang sống đới với những người đã khuất. Vì vậy cứ đến ngày lễ tết, ngày rằm, mùng một thì hầu hết tất cả các gia đình đều thắp hương để tưởng nhớ đến tổ tiên và còn mong ước tổ tiên sẽ phù hộ, sức khỏe, sự may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.

Ngoài những ngày lễ Tết thì mỗi khi gia đình có việc gì trọng đại như: đám cưới, đám ma, giỗ chạp, động thổ, chuyển nhà… đều chuẩn bị lễ nạp để thắp hương báo cáo tổ tiên. Trong tâm thức của người Việt Nam thì họ đều tin rằng, khi nén hương thắp lên như là một nhịp cầu nối giữa hai thế giới âm dương với nhau.

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ?

Khi nén hương thắp lên được xem là sợi dây kết nối giữa những người trên trần gian với thế giới tâm linh, và tấm lòng của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Theo quan niệm xưa thì mỗi khi thắp hương dâng lên gia tiên thì cần có hương thơm, đèn nến, hoa trái tươi, nước là đủ, hoặc thêm những lễ vật khác nữa là tùy tâm của con cháu. Nhưng cho dù là lễ nạp có đơn sơ nhưng chỉ cần con cháu thể hiện tấm lòng thành kính là đủ, còn cho dù có mâm cao cỗ đầy đi chăng nữa nhưng con cháu không thành tâm thì lễ nạp đó cũng trở thành vô nghĩa.

Thông thường trong các lễ cúng thì phải thắp ba tuần hương mới được hạ lễ. Tương ứng với khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút là được tùy theo vòng hương hay nén hương ngắn, dài khác nhau.

Lưu ý khi thắp hương

Có nhiều loại hương được bày bán trên thị trường hiện nay, khi mua hương để thắp chúng ta cần phải chọn những loại hương được làm từ chất liệu tự nhiên, không độc hại để khi đốt hương đảm bảo sức khỏe cho con người. Và khi thắp hương trên bàn thờ gia tiên hay bất cứ ở đâu các bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.

– Khi thắp hương thì nên cắm nén thẳng đứng, chứ không nên cắm lệch, xiên.

– Khi thắp hương nếu không may bị tắt, thì nên để nguyên nén hương ở vị trí đó và đốt tiếp cho hương cháy hết là được.

– Nên thắp hương ở nơi kín gió, để tránh hương bị tắt giữa chừng.

– Không được dùng hương giả cắm vào bát hương, cũng không nên lạm dụng đốt hương quá nhiều, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.

– Không nên cắm hương trực tiếp vào đồ ăn sẽ gây ra ngộ độc nếu ăn phải.