Văn hóa tâm linh

Lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng (ngày Giỗ tổ Hùng Vương) được tổ chức từ mùng 6 đến 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

1896

Đôi nét về lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng được người dân gọi với cái tên quen thuộc khác đó là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Cứ đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm, lễ hội Đền Hùng lại được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được mọi người dân Việt Nam nhớ đến.

Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương
Hình ảnh Lễ hội Đền Hùng

Vì vậy, ngày đặc biệt này còn có câu nói riêng là:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba.

Lễ hội Đền Hùng gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ là nghi thức dâng hương, hoa, lễ vật của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh, thành phố được tổ chức long trọng trên đền Thượng.

Phần Hội diễn ra xung quanh khu vực núi Hùng, gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian như: Đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm; hát Xoan, hát ghẹo, hát chèo, kịch nói…

Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương-1
Các trò chơi trong Lễ hội Đền Hùng

Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã vượt ra ngoài phạm vi một lễ hội, trở thành ngày lễ trọng đại, ngày hội văn hóa của cả nước, kết nối và nuôi dưỡng sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc.

Người dân ở địa phương có di tích (đình, đền, miếu…) thờ Hùng Vương và các nhân vật lịch sử liên quan thời kỳ Hùng Vương tự nguyện tổ chức hoạt động tế lễ, rước kiệu về Đền Hùng, chuẩn bị các lễ vật từ đặc sản của địa phương để dâng cúng các Vua Hùng.

Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt Nam, là cha mẹ của các vua Hùng. Chính vì thế, lễ hội Đền Hùng được xem là ngày hội chung vui của toàn dân tộc, là một dịp quan trọng để mọi người nhớ về công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước cùng với sự kiên cường chống giặc ngoại xâm, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Bên cạnh đó, đây là dịp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống và tâm linh của người Việt. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi nhận. Đây là một di sản có giá trị độc đáo và sẽ ăn sâu trong tâm hồn và tình cảm của đồng bào cả nước.

Đôi nét về lễ hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng được người dân gọi với cái tên quen thuộc khác đó là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Cứ đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm, lễ hội Đền Hùng lại được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được mọi người dân Việt Nam nhớ đến.

Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương
Hình ảnh Lễ hội Đền Hùng

Vì vậy, ngày đặc biệt này còn có câu nói riêng là:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba.

Lễ hội Đền Hùng gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ là nghi thức dâng hương, hoa, lễ vật của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh, thành phố được tổ chức long trọng trên đền Thượng.

Phần Hội diễn ra xung quanh khu vực núi Hùng, gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian như: Đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm; hát Xoan, hát ghẹo, hát chèo, kịch nói…

Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương-1
Các trò chơi trong Lễ hội Đền Hùng

Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã vượt ra ngoài phạm vi một lễ hội, trở thành ngày lễ trọng đại, ngày hội văn hóa của cả nước, kết nối và nuôi dưỡng sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc.

Người dân ở địa phương có di tích (đình, đền, miếu…) thờ Hùng Vương và các nhân vật lịch sử liên quan thời kỳ Hùng Vương tự nguyện tổ chức hoạt động tế lễ, rước kiệu về Đền Hùng, chuẩn bị các lễ vật từ đặc sản của địa phương để dâng cúng các Vua Hùng.

Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt Nam, là cha mẹ của các vua Hùng. Chính vì thế, lễ hội Đền Hùng được xem là ngày hội chung vui của toàn dân tộc, là một dịp quan trọng để mọi người nhớ về công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước cùng với sự kiên cường chống giặc ngoại xâm, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Bên cạnh đó, đây là dịp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống và tâm linh của người Việt. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi nhận. Đây là một di sản có giá trị độc đáo và sẽ ăn sâu trong tâm hồn và tình cảm của đồng bào cả nước.