Công giáo

Sách Giáo Lý Công giáo Việt Nam

Sách Giáo Lý Công giáo là cuốn sách của Giáo hội Công giáo Việt Nam biên soạn dành cho giáo dân Việt Nam học.

1960

Giáo Lý Công Giáo hay Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là cuốn giáo lý được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (1920 – 2005) phê chuẩn ngày 25/06/1992 và cho ban hành vào ngày 11/10/1992 nhân kỷ niệm 30 năm ngày khai mạc Công đồng Va-ti-ca-nô II.

Cuốn sách là “bản trình bày đức tin Hội Thánh và đạo lý Công Giáo, được Thánh Kinh cũng như truyền thống tông đồ và huấn quyền Hội Thánh xác nhận và soi sáng”.

Sách gồm 4 phần (Tuyên xưng đức tin, Cử hành mầu nhiệm Ki-tô giáo, Sự sống trong chúa Ki-tô, Kinh nguyện Ki-tô giáo. Mục tiêu của bộ sách giáo lý này là trình bày một cách có tổ chức và tổng hợp những nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo về mặt đức tin cũng như luân lý, dưới ánh sáng Công đồng Va-ti-ca-nô II và toàn bộ Thánh Truyền.

Đọc Sách Giáo Lý Công giáo Việt Nam

Giáo Lý Công Giáo hay Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là cuốn giáo lý được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (1920 – 2005) phê chuẩn ngày 25/06/1992 và cho ban hành vào ngày 11/10/1992 nhân kỷ niệm 30 năm ngày khai mạc Công đồng Va-ti-ca-nô II.

Cuốn sách là “bản trình bày đức tin Hội Thánh và đạo lý Công Giáo, được Thánh Kinh cũng như truyền thống tông đồ và huấn quyền Hội Thánh xác nhận và soi sáng”.

Sách gồm 4 phần (Tuyên xưng đức tin, Cử hành mầu nhiệm Ki-tô giáo, Sự sống trong chúa Ki-tô, Kinh nguyện Ki-tô giáo. Mục tiêu của bộ sách giáo lý này là trình bày một cách có tổ chức và tổng hợp những nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo về mặt đức tin cũng như luân lý, dưới ánh sáng Công đồng Va-ti-ca-nô II và toàn bộ Thánh Truyền.

Đọc Sách Giáo Lý Công giáo Việt Nam

Phật giáo

Giáo lý cơ bản của đạo Phật

Những giáo lý của đạo Phật đều được nhắc rõ ràng trong kinh sách, tuy nhiên có nhiều cách lý giải khác nhau bởi nhiều trường phái khách nhau tạo nên hệ thống triết lý khá phức tạp.

962

Giáo pháp

Giáo pháp của Phật giáo được tập hợp trong Tam tạng gồm:

Kinh tạng: là những bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại đệ tử của Ngài. Kinh tạng được chia làm 5 bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng, bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh.

Luật tạng: Được ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, là tạng sách cổ nhất, nội dung thể hiện lịch sử phát triển của Tăng – già và các giới luật của người xuất gia.

Luận tạng: Hình thành khá trễ, thể hiện các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học.

Những giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong các luận điểm như:

Tứ Thánh đế (Tứ Diệu Đế):

Đây là tư tưởng căn bản, cốt lõi của Phật pháp.

Bốn chân lý giúp chúng ta nhận biết bản chất của sự khổ đau trong luân hồi, nguyên nhân và phương pháp giải trừ đau khổ.

Đức phật có dạy rằng cuộc đời có khổ đau (gọi gọi là khổ đế), có nguyên nhân (gọi là Tập đế), có thể dập tắt (gọi là Diệt đế), và con đường bát chánh đạo – Trung đạo sẽ giúp diệt khổ (gọi là Đạo đế).

Tứ đế thể hiện đầy đủ về quá trình nhận thức các loại khổ đau, nguyên nhân, trạng thái không còn khổ đau và con đường thoát khổ.

Và để thoát khổ được thì phải nhận thức đúng đắn về đau khổ. Đó là quan điểm triết học mang tính duy lý.

– Khổ đế: những khổ đau về: sinh lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống với người mình ghét, chia lìa người thân, những mong muốn mà không được như ý, chấp vào thân ngũ uẩn. Trước hết cần phải thừa nhận khổ đau, không nên trốn tránh, phớt lờ hay cường điệu hóa, nhận thức về khổ đau một cách toàn diện, sâu sắc.

– Tập đế: Chính là nguyên nhân của khổ đau bao gồm: tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ. Khi tìm được đúng nguyên nhân đó trong luân hồi chuyển kiếp do vô minh và ái dục được chỉ rõ trong 12 nhân duyên.

– Diệt đế: Đó là trạng trái không còn khổ đau, là sự giải thoát tận cùng chân thực, đó là hạnh phúc khi chấm dứt sự vô minh hay dục vọng của con người.

– Đạo đế: Đây là chân lý con đường diệt khổ hay chính xác là phương pháp để diệt khổ gồm tám nhánh- bát chính đạo và xoay xung quanh ba trụ cột lớn  Trí tuệ- Đạo đức- Thiền định. Pháp môn để giúp đến con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.

Bát chính đạo

Đối với nhóm trí tuệ sẽ gồm có:

– Chính kiến: Sự hiểu biết chân chính về nhân quả, duyên khởi, các sự vật hiện tượng một cách khách quan, không chi phối bởi cảm xúc, cảm tính, hiểu rõ 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ. Từ đó có những cách cư xử không làm khổ bản thân và mọi người xung quanh.

– Chính tư duy: Suy nghĩ đến việc từ bỏ chấp trước, ly tham, đoạn diệt, an tính, thắng trí và giác ngộ.

Đối với nhóm đạo đức:

– Chính ngữ: Nói lời chân chính, sự thật, đoàn kết, mang tính xây dựng, đem lại sự an vui cho người khác.

– Chính nghiệp: có nghĩa là hành vi chân chính nghĩa là không sát sinh, không trộm cắp, không ngoại tình. Nên thực hiện: chia sẻ cho những người kém may mắn hơn mình một cách hợp pháp, sống chung thủy một vợ một chồng, trọng thân.

– Chính mạng: Có nghề nghiệp chân chính để nuôi sống bản thân, không nên làm nghề đồ tể, không sản xuất, buôn bán chất độc, gây nghiện.

– Chính tinh tấn: Kiên trì làm những việc thiện, tiếp tục làm những việc thiện dự định làm, từ bỏ những việc bất thiện đang làm và dự định làm.

Đối với nhóm thiền định:

– Chính niệm: nghĩa là làm chủ trong các giác quan trong cách đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, thức, ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống…

– Chính định: có 4 tầng nấc thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền cùng với những phương pháp bổ trợ như tứ niệm xứ, quán hơi thở. Sau khi đạt nấc cao nhất sẽ dẫn tâm về Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

Khi chứng xong, hành giả giải thoát hoàn toàn đắc quả vị A-la-hán..

Ngoài ra, trong đạo Phật còn có khái niệm về nhân quả, luân hồi.

Nhân quả

Nhân quả chính là mọi sự việc đều là kết quả của nguyên nhân trước đó.

Nhân hay còn gọi là nghiệp, khi gieo nghiệp thì sẽ gặt quả. Từ nhân đến quả thì có yếu tố duyên. Nếu duyên có điều kiện thuận lợi thì thuận duyên, còn cản trở là nghịch duyên.

Tương tác về nhân quả khá phức tạp diễn ra liên tục hoặc song song gọi là trùng trùng duyên khởi.

Các nguyên nhân cùng loại nhưng trái chiều sẽ bù trừ cho nhau và cái nào mạnh hơn sẽ tạo ra kết quả.

Điều này có  nghĩa là nghiệp đã gieo có thể chuyển hóa được nếu gieo nhân mới đối lập với nhân cũ.

Quan hệ nhân quả là quy luật tự nhiên khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù con người có tin hay không thì quy luật vẫn vận hành và chi phối vạn vật.

Luân hồi

Luân hồi là quan hệ nhân quả xuyên suốt thời gian. Điều này chỉ ra rằng việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống.

Chết là hết 1 kiếp sống, còn tâm thức sẽ mang theo nghiệp đi tái sinh ở kiếp mới. Và hình thức có thể khác nhau cũng như sự chuyển đổi giữa các loài hoặc các thế giới như cõi súc sinh, cõi người, cõi a tu la, cõi trời. Quan hệ nhân quả sẽ tác động và chi phối cách thức luân hồi.

Còn luân hồi là còn khổ. Do vậy đạo Phật chỉ ra rằng chỉ có giác khổ thì mới thoát khỏi luân hồi nghĩa là biết cách đoạn diệt để không còn quan hệ nhân quả.

Ngoài ra, đạo Phật còn đưa ra những vấn đề như siêu hình học, nhận thức luận và thế giới quan để giúp mọi người hình dung rõ hơn về sự kết nối giữa vạn vật trong vũ trụ một cách khăng khít.

Giáo pháp

Giáo pháp của Phật giáo được tập hợp trong Tam tạng gồm:

Kinh tạng: là những bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại đệ tử của Ngài. Kinh tạng được chia làm 5 bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng, bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh.

Luật tạng: Được ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, là tạng sách cổ nhất, nội dung thể hiện lịch sử phát triển của Tăng – già và các giới luật của người xuất gia.

Luận tạng: Hình thành khá trễ, thể hiện các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học.

Những giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong các luận điểm như:

Tứ Thánh đế (Tứ Diệu Đế):

Đây là tư tưởng căn bản, cốt lõi của Phật pháp.

Bốn chân lý giúp chúng ta nhận biết bản chất của sự khổ đau trong luân hồi, nguyên nhân và phương pháp giải trừ đau khổ.

Đức phật có dạy rằng cuộc đời có khổ đau (gọi gọi là khổ đế), có nguyên nhân (gọi là Tập đế), có thể dập tắt (gọi là Diệt đế), và con đường bát chánh đạo – Trung đạo sẽ giúp diệt khổ (gọi là Đạo đế).

Tứ đế thể hiện đầy đủ về quá trình nhận thức các loại khổ đau, nguyên nhân, trạng thái không còn khổ đau và con đường thoát khổ.

Và để thoát khổ được thì phải nhận thức đúng đắn về đau khổ. Đó là quan điểm triết học mang tính duy lý.

– Khổ đế: những khổ đau về: sinh lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống với người mình ghét, chia lìa người thân, những mong muốn mà không được như ý, chấp vào thân ngũ uẩn. Trước hết cần phải thừa nhận khổ đau, không nên trốn tránh, phớt lờ hay cường điệu hóa, nhận thức về khổ đau một cách toàn diện, sâu sắc.

– Tập đế: Chính là nguyên nhân của khổ đau bao gồm: tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ. Khi tìm được đúng nguyên nhân đó trong luân hồi chuyển kiếp do vô minh và ái dục được chỉ rõ trong 12 nhân duyên.

– Diệt đế: Đó là trạng trái không còn khổ đau, là sự giải thoát tận cùng chân thực, đó là hạnh phúc khi chấm dứt sự vô minh hay dục vọng của con người.

– Đạo đế: Đây là chân lý con đường diệt khổ hay chính xác là phương pháp để diệt khổ gồm tám nhánh- bát chính đạo và xoay xung quanh ba trụ cột lớn  Trí tuệ- Đạo đức- Thiền định. Pháp môn để giúp đến con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.

Bát chính đạo

Đối với nhóm trí tuệ sẽ gồm có:

– Chính kiến: Sự hiểu biết chân chính về nhân quả, duyên khởi, các sự vật hiện tượng một cách khách quan, không chi phối bởi cảm xúc, cảm tính, hiểu rõ 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ. Từ đó có những cách cư xử không làm khổ bản thân và mọi người xung quanh.

– Chính tư duy: Suy nghĩ đến việc từ bỏ chấp trước, ly tham, đoạn diệt, an tính, thắng trí và giác ngộ.

Đối với nhóm đạo đức:

– Chính ngữ: Nói lời chân chính, sự thật, đoàn kết, mang tính xây dựng, đem lại sự an vui cho người khác.

– Chính nghiệp: có nghĩa là hành vi chân chính nghĩa là không sát sinh, không trộm cắp, không ngoại tình. Nên thực hiện: chia sẻ cho những người kém may mắn hơn mình một cách hợp pháp, sống chung thủy một vợ một chồng, trọng thân.

– Chính mạng: Có nghề nghiệp chân chính để nuôi sống bản thân, không nên làm nghề đồ tể, không sản xuất, buôn bán chất độc, gây nghiện.

– Chính tinh tấn: Kiên trì làm những việc thiện, tiếp tục làm những việc thiện dự định làm, từ bỏ những việc bất thiện đang làm và dự định làm.

Đối với nhóm thiền định:

– Chính niệm: nghĩa là làm chủ trong các giác quan trong cách đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, thức, ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống…

– Chính định: có 4 tầng nấc thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền cùng với những phương pháp bổ trợ như tứ niệm xứ, quán hơi thở. Sau khi đạt nấc cao nhất sẽ dẫn tâm về Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

Khi chứng xong, hành giả giải thoát hoàn toàn đắc quả vị A-la-hán..

Ngoài ra, trong đạo Phật còn có khái niệm về nhân quả, luân hồi.

Nhân quả

Nhân quả chính là mọi sự việc đều là kết quả của nguyên nhân trước đó.

Nhân hay còn gọi là nghiệp, khi gieo nghiệp thì sẽ gặt quả. Từ nhân đến quả thì có yếu tố duyên. Nếu duyên có điều kiện thuận lợi thì thuận duyên, còn cản trở là nghịch duyên.

Tương tác về nhân quả khá phức tạp diễn ra liên tục hoặc song song gọi là trùng trùng duyên khởi.

Các nguyên nhân cùng loại nhưng trái chiều sẽ bù trừ cho nhau và cái nào mạnh hơn sẽ tạo ra kết quả.

Điều này có  nghĩa là nghiệp đã gieo có thể chuyển hóa được nếu gieo nhân mới đối lập với nhân cũ.

Quan hệ nhân quả là quy luật tự nhiên khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù con người có tin hay không thì quy luật vẫn vận hành và chi phối vạn vật.

Luân hồi

Luân hồi là quan hệ nhân quả xuyên suốt thời gian. Điều này chỉ ra rằng việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống.

Chết là hết 1 kiếp sống, còn tâm thức sẽ mang theo nghiệp đi tái sinh ở kiếp mới. Và hình thức có thể khác nhau cũng như sự chuyển đổi giữa các loài hoặc các thế giới như cõi súc sinh, cõi người, cõi a tu la, cõi trời. Quan hệ nhân quả sẽ tác động và chi phối cách thức luân hồi.

Còn luân hồi là còn khổ. Do vậy đạo Phật chỉ ra rằng chỉ có giác khổ thì mới thoát khỏi luân hồi nghĩa là biết cách đoạn diệt để không còn quan hệ nhân quả.

Ngoài ra, đạo Phật còn đưa ra những vấn đề như siêu hình học, nhận thức luận và thế giới quan để giúp mọi người hình dung rõ hơn về sự kết nối giữa vạn vật trong vũ trụ một cách khăng khít.