Văn hóa tâm linh

Phong tục tập quán của người Dao ở Tuyên Quang

Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em trong đất nước Việt Nam. Dân tộc Dao theo nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, với chữ viết riêng là nôm Dao.

700

Hiện nay, người Dao ước tính có hơn 750.000 người, sống ở vùng lưng chừng núi hầu hết các tỉnh miền núi miền Bắc nước ta.

Dân tộc Dao ở Tuyên Quang

Với gần 100.000 người Dao cư trú trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang là địa phương duy nhất của cả nước quy tụ đầy đủ chín ngành Dao: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Gang (có nơi gọi là Lồ Gang), Dao Coóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài.

Về hoạt động sản xuất, người Dao phổ biến là làm nương, thổ canh trên hốc đá và canh tác ruộng. Cây lương thực chính của họ là lúa, ngô và các loại rau màu như bầu, bí, khoai… Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao và họ ưa dùng vải nhuộm chàm. Hầu hết các xóm tộc người Dao đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ, nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Người Dao cũng có nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức…

Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy hoặc quần, y phục thêu rất sặc sỡ. Bộ y phục của người phụ nữ Dao là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn, lưng áo cũng thêu hoa văn. Theo quan niệm của đồng bào Dao, nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo của người phụ nữ sẽ biết được người phụ nữ khéo hay không, có đảm đang hay không. Còn đàn ông Dao, trước đây để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn.

Phong tục tập quán của người Dao ở Tuyên Quang

Mặc dù sống ở khu vực núi và địa bàn riêng biệt, nhưng phương tiện vận chuyển của đồng bào Dao vẫn có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Để chuyển hàng họ thường dùng địu, quẩy tấu (một loại sọt) hay lù cở (giống gùi) có hai quai đeo phía sau, để lên rừng hái quả hoặc thu hoạch nông sản. Ở những vùng thấp hơn, người Dao thường dùng đôi dậu để gánh lúa, ngô và những vật dụng khác.

Dù sinh sống ở nhiều vùng miền, nhưng sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong cộng đồng dân tộc mình.

Phong tục tập quán người Dao ở Tuyên Quang

Có thể nói, đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Theo ông Nguyễn Vũ Phan, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, “văn hóa dân tộc Dao rất sống động và đa dạng, các nhánh Dao cũng tương đối phong phú, mỗi nhóm đều có những nét đặc trưng riêng biệt, tất cả cùng cộng hưởng để tạo nên bức tranh đa sắc, nhiều giá trị độc đáo của dân tộc này”.

Tục thờ cúng của người Dao

Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân. Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống. Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại.

Lễ cấp sắc của dân tộc Dao

Lễ cấp sắc  là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao. Theo quan niệm của đồng bào, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành và có đủ quyền tham gia các công việc của cộng đồng. Lễ cấp sắc của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, với rất nhiều nghi lễ đa dạng và độc đáo của các ngành đồng bào Dao. Mỗi ngành Dao đều có không gian hành lễ, mang đặc trưng riêng. Với những giá trị đặc sắc, nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hát Páo Dung của dân tộc Dao

Hát Páo Dung được coi là như một trong những báu vật văn hóa của dân tộc Dao. Hát Páo Dung thể hiện những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Ở mỗi ngành Dao, Páo Dung lại được biểu diễn khác nhau, có vùng thì với âm điệu trầm kéo dài, có vùng âm điệu lại cao, bay bổng. Tuy có sự khác nhau về cách thể hiện giữa các ngành Dao, nhưng những làn điệu Páo Dung của đồng bào Dao ở Tuyên Quang đều có nét chung là đề cao lẽ sống, cách ứng xử, ca ngợi thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo. Với những nét độc đáo, nghệ thuật hát Páo Dung cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện nay, người Dao ước tính có hơn 750.000 người, sống ở vùng lưng chừng núi hầu hết các tỉnh miền núi miền Bắc nước ta.

Dân tộc Dao ở Tuyên Quang

Với gần 100.000 người Dao cư trú trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang là địa phương duy nhất của cả nước quy tụ đầy đủ chín ngành Dao: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Gang (có nơi gọi là Lồ Gang), Dao Coóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài.

Về hoạt động sản xuất, người Dao phổ biến là làm nương, thổ canh trên hốc đá và canh tác ruộng. Cây lương thực chính của họ là lúa, ngô và các loại rau màu như bầu, bí, khoai… Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao và họ ưa dùng vải nhuộm chàm. Hầu hết các xóm tộc người Dao đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ, nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Người Dao cũng có nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức…

Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy hoặc quần, y phục thêu rất sặc sỡ. Bộ y phục của người phụ nữ Dao là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn, lưng áo cũng thêu hoa văn. Theo quan niệm của đồng bào Dao, nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo của người phụ nữ sẽ biết được người phụ nữ khéo hay không, có đảm đang hay không. Còn đàn ông Dao, trước đây để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn.

Phong tục tập quán của người Dao ở Tuyên Quang

Mặc dù sống ở khu vực núi và địa bàn riêng biệt, nhưng phương tiện vận chuyển của đồng bào Dao vẫn có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Để chuyển hàng họ thường dùng địu, quẩy tấu (một loại sọt) hay lù cở (giống gùi) có hai quai đeo phía sau, để lên rừng hái quả hoặc thu hoạch nông sản. Ở những vùng thấp hơn, người Dao thường dùng đôi dậu để gánh lúa, ngô và những vật dụng khác.

Dù sinh sống ở nhiều vùng miền, nhưng sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong cộng đồng dân tộc mình.

Phong tục tập quán người Dao ở Tuyên Quang

Có thể nói, đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Theo ông Nguyễn Vũ Phan, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, “văn hóa dân tộc Dao rất sống động và đa dạng, các nhánh Dao cũng tương đối phong phú, mỗi nhóm đều có những nét đặc trưng riêng biệt, tất cả cùng cộng hưởng để tạo nên bức tranh đa sắc, nhiều giá trị độc đáo của dân tộc này”.

Tục thờ cúng của người Dao

Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân. Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống. Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại.

Lễ cấp sắc của dân tộc Dao

Lễ cấp sắc  là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao. Theo quan niệm của đồng bào, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành và có đủ quyền tham gia các công việc của cộng đồng. Lễ cấp sắc của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, với rất nhiều nghi lễ đa dạng và độc đáo của các ngành đồng bào Dao. Mỗi ngành Dao đều có không gian hành lễ, mang đặc trưng riêng. Với những giá trị đặc sắc, nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hát Páo Dung của dân tộc Dao

Hát Páo Dung được coi là như một trong những báu vật văn hóa của dân tộc Dao. Hát Páo Dung thể hiện những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Ở mỗi ngành Dao, Páo Dung lại được biểu diễn khác nhau, có vùng thì với âm điệu trầm kéo dài, có vùng âm điệu lại cao, bay bổng. Tuy có sự khác nhau về cách thể hiện giữa các ngành Dao, nhưng những làn điệu Páo Dung của đồng bào Dao ở Tuyên Quang đều có nét chung là đề cao lẽ sống, cách ứng xử, ca ngợi thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo. Với những nét độc đáo, nghệ thuật hát Páo Dung cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Văn hóa tâm linh

Tục cưới xin của người Dao Quần Chẹt – huyện Tủa Chùa, Điện Biên

Tục cưới xin của người Dao Quần Chẹt ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên có những quy định khác với người Dao Đỏ, Dao Đen ở Nậm Pồ.

551

Đám cưới của người Dao Quần Chẹt ở Điện Biên diễn ra gồm có 3 bước cơ bản:

Bước 1: Bố mẹ nhà chồng cùng một người có uy tín trong thôn sang nhà gái chơi và hỏi thăm sức khỏe bên nhà gái (khi đi gói 2 điếu thuốc lào, 2 đồng bạc trắng mang sang), và trình chuyện hai người con yêu nhau, nếu nhà gái không phản đối gì thì nhà gái giữ nhà trai ở lại dùng cơm.

Bước 2: Sau một đến hai tháng bố mẹ nhà chồng cùng một người có uy tín trong thôn (phải là đàn ông) chính thức sang nhà gái hỏi cưới cô gái, khi đi mang theo một 1 đồng tiền bạc tương đương với 1 triệu hiện nay, có nơi mang 1,7 đồng bạc tương đương 1 triệu 700 nghìn; 1 tờ giấy gió ghi đủ 24 chữ số (chữ viết riêng của người Dạo). Sau đó nhà gái sẽ dán tờ giấy gió lên cửa chính ra vào để thông báo cho mọi người biết. Rồi nhà gái mời cơm nhà trai, họ vừa ăn uống vui vẻ vừa định ngày sang đón dâu.

Bước 3: Đến ngày đã định, nhà trai chính thức sang đón dâu, tám người không thể thiếu khi đi đón dâu: một người có uy tín đại diện nhà trai, một chủ hôn (đàn ông đã có vợ), một bà mối (phải là người đã có chồng, khoảng 30 tuổi) và hai cô gái (chưa có chồng) để hát, hai cậu con trai dẫn đường chừng 13 – 14 tuổi chưa lập gia đình, một người thanh niên đi phụ việc và không có chú rể đi cùng.

Khi đã chuẩn bị xong, tám người bên nhà trai sẽ lên đường đón dâu, gần đến nhà gái thì nhà trai sẽ nghỉ lại ở một nhà dân bên cạnh nhà gái chứ không được vào nhà gái ngay lúc đó để nhà gái có thời gian chuẩn bị tiếp đón nhà trai, họ ăn cơm và ngủ lại nhà đó. Trong khi đó, nhà gái mời 3 ông thầy cúng (1 người chính, 2 người phụ), nhà gái chuẩn bị sính lễ bày trên bàn thờ tổ tiên và thức ăn làm cơm. Sáng hôm sau nhà gái sẽ cho một người sang mời nhà trai sang nhà. Lúc này 3 ông thầy cúng nhà gái làm lý cúng báo cáo tổ tiên, nhờ tổ tiên phù hộ cho cặp vợ chồng mới cưới và các thành viên trong nhà. Cúng xong, nhà gái tiến hành trang điểm cho cô dâu.

Tục cưới xin của người Dao Quần Chẹt - huyện Tủa Chùa, Điện Biên

Trong đám cưới thanh niên nam nữ nhà trai và nhà gái hát đối đáp với nhau. Khi nhà trai đến cửa chính thì hai cô gái bên đoàn nhà trai sẽ thay nhau hát để chào nhà gái, hát xong thì hai người thanh niên là nam giới của nhà gái cũng hát đáp lại, cảm ơn nhà trai. Hát xong, nhà gái sẽ giót 12 chén rượu và 2 bát con rượu cho nhà trai, khi nào nhà trai uống xong mới được vào nhà gái. Vào nhà gái, hai nami thanh niên bên nhà gái tiếp tục hát mời cơm nhà trai và hai cô gái bên nhà trai cũng hát đáp lại để cảm ơn nhà gái. Hát xong, đoàn nhà trai xin về nghỉ ngơi. Sáng hôm sau bà mối và hai cô gái hát mới sang đón cô dâu về. Bà mối đi vào buồng đón dâu; bà phủ khăn, đội nón bạc cho cô dâu, tay trái bà cầm chiếc quạt. Nhà gái cử một bà đưa cô dâu đến đầu ngõ thì tháo hết đồ trang điểm của cô dâu, gồm nón bạc và khăn phủ đầu đồng thời trang điểm lại cho cô dâu (không có người nhà gái đi đưa dâu). Nhà trai làm cỗ xong sẽ đón dâu nhập cửa, khi cô dâu sắp đến cửa, chú rể là người ra đón, đi cùng chú rể là một người con trai còn cô dâu được bà mối dẫn vào. Cô dâu chú rể vào phòng ngủ làm lễ. Ông chủ hôn thắp hương khấn cầu vợ chồng hạnh phúc và sớm sinh con. Cúng xong, ông chủ hôn cho cô dâu và chú rể mỗi người 1 xu tiền bạc và mỗi người uống 01 chén rượu. Tiền bạc đó cô dâu và chú rể cất đi làm kỷ niệm, hai vợ chồng ăn cơm tại phòng ngủ (nếu đói) cho tới khi họ hàng đến thăm, gọi cô dâu ra bái đường trước bàn thờ tổ tiên, cúi lạy mọi người trong họ. Nhà trai tìm một ông già có uy tín căn dặn hai vợ chồng sống hòa thuận, hạnh phúc. Sau đó, cả nhà cùng ăn uống chúc mừng đôi vợ chồng trẻ. Cưới xong, hai vợ chồng chọn ngày lành sang nhà bố mẹ vợ lại mặt. Họ mang theo một đôi gà và có một đôi nam nữ chưa có gia đình đi cùng sang làm cơm mời bố mẹ vợ.

Đám cưới kết thúc trong niềm vui, hạnh phúc của gia đình. Việc tổ chức các nghi lễ trong đám cưới là sự đánh dấu quá trình thực hiện các quy định truyền thống của tộc người. Nói cách khác, đó là một di sản văn hóa đang được thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị.

Đám cưới của người Dao Quần Chẹt ở Điện Biên diễn ra gồm có 3 bước cơ bản:

Bước 1: Bố mẹ nhà chồng cùng một người có uy tín trong thôn sang nhà gái chơi và hỏi thăm sức khỏe bên nhà gái (khi đi gói 2 điếu thuốc lào, 2 đồng bạc trắng mang sang), và trình chuyện hai người con yêu nhau, nếu nhà gái không phản đối gì thì nhà gái giữ nhà trai ở lại dùng cơm.

Bước 2: Sau một đến hai tháng bố mẹ nhà chồng cùng một người có uy tín trong thôn (phải là đàn ông) chính thức sang nhà gái hỏi cưới cô gái, khi đi mang theo một 1 đồng tiền bạc tương đương với 1 triệu hiện nay, có nơi mang 1,7 đồng bạc tương đương 1 triệu 700 nghìn; 1 tờ giấy gió ghi đủ 24 chữ số (chữ viết riêng của người Dạo). Sau đó nhà gái sẽ dán tờ giấy gió lên cửa chính ra vào để thông báo cho mọi người biết. Rồi nhà gái mời cơm nhà trai, họ vừa ăn uống vui vẻ vừa định ngày sang đón dâu.

Bước 3: Đến ngày đã định, nhà trai chính thức sang đón dâu, tám người không thể thiếu khi đi đón dâu: một người có uy tín đại diện nhà trai, một chủ hôn (đàn ông đã có vợ), một bà mối (phải là người đã có chồng, khoảng 30 tuổi) và hai cô gái (chưa có chồng) để hát, hai cậu con trai dẫn đường chừng 13 – 14 tuổi chưa lập gia đình, một người thanh niên đi phụ việc và không có chú rể đi cùng.

Khi đã chuẩn bị xong, tám người bên nhà trai sẽ lên đường đón dâu, gần đến nhà gái thì nhà trai sẽ nghỉ lại ở một nhà dân bên cạnh nhà gái chứ không được vào nhà gái ngay lúc đó để nhà gái có thời gian chuẩn bị tiếp đón nhà trai, họ ăn cơm và ngủ lại nhà đó. Trong khi đó, nhà gái mời 3 ông thầy cúng (1 người chính, 2 người phụ), nhà gái chuẩn bị sính lễ bày trên bàn thờ tổ tiên và thức ăn làm cơm. Sáng hôm sau nhà gái sẽ cho một người sang mời nhà trai sang nhà. Lúc này 3 ông thầy cúng nhà gái làm lý cúng báo cáo tổ tiên, nhờ tổ tiên phù hộ cho cặp vợ chồng mới cưới và các thành viên trong nhà. Cúng xong, nhà gái tiến hành trang điểm cho cô dâu.

Tục cưới xin của người Dao Quần Chẹt - huyện Tủa Chùa, Điện Biên

Trong đám cưới thanh niên nam nữ nhà trai và nhà gái hát đối đáp với nhau. Khi nhà trai đến cửa chính thì hai cô gái bên đoàn nhà trai sẽ thay nhau hát để chào nhà gái, hát xong thì hai người thanh niên là nam giới của nhà gái cũng hát đáp lại, cảm ơn nhà trai. Hát xong, nhà gái sẽ giót 12 chén rượu và 2 bát con rượu cho nhà trai, khi nào nhà trai uống xong mới được vào nhà gái. Vào nhà gái, hai nami thanh niên bên nhà gái tiếp tục hát mời cơm nhà trai và hai cô gái bên nhà trai cũng hát đáp lại để cảm ơn nhà gái. Hát xong, đoàn nhà trai xin về nghỉ ngơi. Sáng hôm sau bà mối và hai cô gái hát mới sang đón cô dâu về. Bà mối đi vào buồng đón dâu; bà phủ khăn, đội nón bạc cho cô dâu, tay trái bà cầm chiếc quạt. Nhà gái cử một bà đưa cô dâu đến đầu ngõ thì tháo hết đồ trang điểm của cô dâu, gồm nón bạc và khăn phủ đầu đồng thời trang điểm lại cho cô dâu (không có người nhà gái đi đưa dâu). Nhà trai làm cỗ xong sẽ đón dâu nhập cửa, khi cô dâu sắp đến cửa, chú rể là người ra đón, đi cùng chú rể là một người con trai còn cô dâu được bà mối dẫn vào. Cô dâu chú rể vào phòng ngủ làm lễ. Ông chủ hôn thắp hương khấn cầu vợ chồng hạnh phúc và sớm sinh con. Cúng xong, ông chủ hôn cho cô dâu và chú rể mỗi người 1 xu tiền bạc và mỗi người uống 01 chén rượu. Tiền bạc đó cô dâu và chú rể cất đi làm kỷ niệm, hai vợ chồng ăn cơm tại phòng ngủ (nếu đói) cho tới khi họ hàng đến thăm, gọi cô dâu ra bái đường trước bàn thờ tổ tiên, cúi lạy mọi người trong họ. Nhà trai tìm một ông già có uy tín căn dặn hai vợ chồng sống hòa thuận, hạnh phúc. Sau đó, cả nhà cùng ăn uống chúc mừng đôi vợ chồng trẻ. Cưới xong, hai vợ chồng chọn ngày lành sang nhà bố mẹ vợ lại mặt. Họ mang theo một đôi gà và có một đôi nam nữ chưa có gia đình đi cùng sang làm cơm mời bố mẹ vợ.

Đám cưới kết thúc trong niềm vui, hạnh phúc của gia đình. Việc tổ chức các nghi lễ trong đám cưới là sự đánh dấu quá trình thực hiện các quy định truyền thống của tộc người. Nói cách khác, đó là một di sản văn hóa đang được thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị.